Người khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 04 người sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?
- Người khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 04 người sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền xử phạt người khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp không?
- Người hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp sẽ được nhà nước hỗ trợ những đồ thiết yếu nào?
Người khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 04 người sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?
Người khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 04 người sẽ bị phạt tiền bao nhiêu, căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 02 người đến dưới 10 người.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 4 Điều này.
Theo quy định thì sẽ phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 02 người đến dưới 10 người.
Như vậy, người nào khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 04 người sẽ bị phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng. Và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Người khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 04 người sẽ bị phạt tiền bao nhiêu? (Ảnh từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền xử phạt người khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp không, căn cứ theo khoản 15 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định: "Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm."
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền xử phạt đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và không bao gồm biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Như vậy, đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ không có thẩm quyền xử phạt.
Người hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp sẽ được nhà nước hỗ trợ những đồ thiết yếu nào?
Người hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp sẽ được nhà nước hỗ trợ những đồ thiết yếu nào, căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định:
Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
1. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.
2. Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu:
Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
...
Theo đó người có khó khăn được trợ giúp khẩn cấp sẽ được hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?