Người học ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng thì phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây là gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt đường cáp vặn xoắn 0,4 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện trên không có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt đường cáp ngầm có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp phân phối có điện áp đến 35 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp trung gian có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt tủ, bảng của các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Giám sát thi công, lắp đặt các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện có điện áp đến 110 kV.
Như vậy, người học ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Lắp đặt đường cáp vặn xoắn 0,4 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện trên không có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt đường cáp ngầm có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp phân phối có điện áp đến 35 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp trung gian có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt tủ, bảng của các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Giám sát thi công, lắp đặt các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện có điện áp đến 110 kV.
Ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Phân biệt, đọc và phân tích chính xác các loại bản vẽ dùng trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Chuẩn bị, giao/nhận, sử dụng và bảo quản các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ và an toàn... đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn;
- Vận chuyển, sắp xếp phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư tại hiện trường đảm bảo an toàn;
- Kiểm tra và tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn theo quy định đảm bảo 5S tại nơi làm việc; sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động kịp thời;
- Phân biệt, lựa chọn đúng, đủ các thiết bị, dụng cụ, bộ phận sau khi thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV: các loại khí cụ điện, máy biến áp lực; máy biến áp đo lường; thiết bị đo lường điện; hệ thống chống sét; ắc quy; tụ bù cao áp; xà, sứ cách điện; thanh, dây và cáp điện; cột điện; nối đất; tủ điện... cho từng công trình cụ thể;
- Xác định đúng vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường.
- Chuẩn bị đầy đủ được các loại mẫu biểu phục vụ công tác tổng hợp số liệu, kiểm tra đánh giá quá trình thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV.
- Lập được kế hoạch, tiến độ, phương án thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Tổng hợp đầy đủ số liệu (thống kê), lập báo cáo, sổ sách theo dõi, ghi chép;
- Kiểm tra, giám sát tài sản, thiết bị đúng quy định;
- Đo kiểm tra, hiệu chỉnh sau thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh được các công trình điện có điện áp đến 110kV đảm bảo đúng quy định, an toàn;
- Tổ chức được việc thực hiện chạy thử, nghiệm thu và bàn giao đúng quy định;
- Chuẩn bị được đầy đủ tục, hồ sơ nghiệm thu và bàn giao công trình điện đúng quy định;
- Thành thạo việc nhận/khóa phiếu công tác khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện theo quy định;
- Thi công được móng cột điện; hệ thống nối đất; lắp, dựng cột điện; lắp đặt được các thiết bị đường dây; rải dây/cáp, kéo dây/cáp, căng dây/cáp, lấy độ võng, khóa dây/cáp; thi công hộp đầu cáp; thử nghiệm đường cáp; thi công hào cáp; lắp đặt hệ thống hệ thống chống sét... cho đường dây tải điện có điện áp đến 110 kV đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn;
- Lắp, dựng được cột điện; hệ thống nối đất; lắp đặt máy biến áp; máy biến áp đo lường; tủ điện phân phối, tủ điện đóng cắt; lắp đặt dàn thanh cái, đấu nối đường dây vào trạm biến áp; lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía cao áp; hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ; hệ thống tụ bù; hệ thống điện một chiều, xoay chiều; hệ thống thông tin điều độ, viễn thông, SCADA; hệ thống điện tự dùng... trạm biến áp có điện áp đến 110 kV đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn;
- Bảo dưỡng, sửa chữa được móng cột, cột điện; xà, cách điện, dây, thanh dẫn điện; hệ thống chống sét; dao cách ly, cầu chì; hệ thống nối đất; đường cáp ngầm; hệ thống điện một chiều; máy cắt điện; máy biến áp... đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn;
- Phát hiện, xử lý được các dạng hư hỏng, đề xuất các biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa đối với các thiết bị, bộ phận của công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng thì phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm cá nhân về sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, phương tiện, vật tư, dụng cụ được giao quản lý và sử dụng;
- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, người học ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng thì phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Tải Quy định về ngành lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?