Người học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu;
- Phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu;
- Phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.
Ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kỹ năng
- Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;
- Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;
- Xác định được vị trí giải phẫu cơ - xương - thần kinh trên người bệnh;
- Lượng giá thành thạo chức năng hệ vận động của cơ thể;
- Vận hành thành thạo an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị chuyên ngành Phục hồi chức năng;
- Thực hiện thành thạo các thao tác tập vận động trị liệu, các phương pháp điều trị vật lý trị liệu, vật lý trị liệu hệ tim mạch - hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương;
- Áp dụng các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;
- Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;
- Hướng dẫn thành thạo các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;
- Tổ chức và quản lý khoa phòng vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách khoa học;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;
- Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh;
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;
- Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;
- Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;
- Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh;
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;
- Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;
- Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?