Người học ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Sau khi tốt nghiệp ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến lương thực trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu lương thực; trực tiếp tham gia sản xuất và bảo quản sản phẩm; giám sát các quy trình sản xuất như: gạo, bột mì, bột ngô, bột sắn, tinh bột, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng…; phân tích các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm; tổng hợp kết quả phân tích, lập báo cáo đánh giá quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến lương thực có các dây chuyền sản xuất bán thủ công hoặc công nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề này thường làm việc trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao, tiếng ồn, nhiều khói bụi và tiếp xúc thường xuyên với các máy, thiết bị chế biến lương thực như máy xay thóc, lau bóng, máy nghiền, máy trộn, máy cán, máy cắt, máy sấy… nên phải thao tác cẩn thận, đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.
Người hành nghề Chế biến lương thực sẽ trực tiếp tham gia vào dây chuyền chế biến lương thực; người kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm lương thực; thực hiện công tác kiểm nghiệm tại các phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm, phòng kỹ thuật của các nhà máy chế biến lương thực; trực tiếp vận hành, vệ sinh các thiết bị máy móc trên dây chuyền sản xuất; tổ chức các ca sản xuất ở nhà máy chế biến lương thực;
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
Như vậy, người học ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.400 giờ tương đương 50 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 60 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo học ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Ngành chế biến lương thực (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm, tính chất, thành phần của nguyên liệu và sản phẩm lương thực;
- Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số loại thiết bị chính thường được sử dụng trong chế biến lương thực;
- Mô tả được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh các thiết bị chế biến lương thực;
- Trình bày được một số nguyên lý cơ bản của quá trình chế biến lương thực;
- Mô tả được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong qui trình chế biến đối với một sản phẩm lương thực cụ thể như: gạo, bột mì, bột ngô, bột sắn, tinh bột, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng...;
- Trình bày được nội dung công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ lương thực;
- Trình bày được các nội dung tổ chức quản lý sản xuất ở cơ sở sản xuất, chế biến lương thực;
- Trình bày được nguyên tắc và các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng một số chỉ tiêu nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm trong dây chuyền chế biến lương thực;
- Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện các thao tác;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến lương thực, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Theo đó, người học ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?