Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học thì chế độ ưu đãi cho con của họ theo quy định ra sao?
- Chế độ ưu đãi cho con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học ra sao?
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học để được công nhận giải quyết chế độ thì hồ sơ thủ tục ra sao?
- Nếu người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mà chưa được giải quyết chế độ thì hồ sơ thủ tục thực hiện ra sao?
Chế độ ưu đãi cho con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học ra sao?
Về chế độ cho người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học tham khảo tại Điều 48 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Trường hợp đang hưởng trợ cấp thương binh nếu đủ điều kiện thì được hưởng thêm trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
2. Trường hợp đang hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh.
3. Trường hợp đang hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với mức có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên mà hồ sơ không có biên bản giám định y khoa hoặc biên bản giám định y khoa không đúng quy định thì không hưởng chế độ trợ cấp người phục vụ, phụ cấp đặc biệt; các chế độ ưu đãi khác hưởng như người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
Theo đó, chế độ ưu đãi dành cho con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học thực hiện theo quy định trên.
Bên cạnh đó tại Điều 59 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
Thời điểm hưởng
1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền ban hành biên bản giám định y khoa.
2. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 56 Nghị định này được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
Như vậy, theo các quy định trên thì con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền ban hành biên bản giám định y khoa.
Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học để được công nhận giải quyết chế độ thì hồ sơ thủ tục ra sao?
Căn cứ Điều 57 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật lập bản khai theo Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao được chứng thực từ giấy khai sinh, trích lục khai sinh và một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao giấy tờ ghi nhận bị dị dạng, dị tật.
5. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm xem xét, nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo Mẫu số 65 Phụ lục I Nghị định này; quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 64 Phụ lục I Nghị định này đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.
Theo đó, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học để được công nhận giải quyết chế độ thì hồ sơ thủ tục thực hiện theo quy định trên.
Bị nhiễm chất độc hóa học (Hình từ Internet)
Nếu người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mà chưa được giải quyết chế độ thì hồ sơ thủ tục thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 56 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì hồ sơ, thủ tục như sau:
a) Cá nhân lập bản khai theo Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định này kèm các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại điểm a khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp đủ điều kiện gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh kèm bản sao giấy tờ ghi nhận mắc bệnh.
Trường hợp người hoạt động kháng chiến không mắc bệnh quy định tại điểm a khoản 3 Điều 53 Nghị định này mà sinh con dị dạng, dị tật quy định tại điểm b khoản 3 Điều 53 Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 57 Nghị định này.
Trường hợp bệnh binh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để khám giám định tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể.
đ) Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có trách nhiệm tổ chức khám giám định, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm xem xét, nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 64 Phụ lục I Nghị định này, đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.
Như vậy, nếu người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mà chưa được giải quyết chế độ thì hồ sơ thủ tục thực hiện theo từng bước ở quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?