Người hành nghề dược trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược bị xử phạt như thế nào?

Người hành nghề dược trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược bị xử phạt như thế nào? Cụ thể, bạn trai tôi là người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược. Vậy cho tôi hỏi nếu bạn trai tôi tiếp tục hành nghề thì sẽ bị xử phạt như thế nào? - Câu hỏi của chị Kim Lan ở Tp.HCM.

Chứng chỉ hành nghề dược là gì? Vị trí công việc nào cần phải có Chứng chỉ hành nghề dược?

Chứng chỉ hành nghề dược là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và đáp ứng đủ các điều kiện theo theo quy định của pháp luật thực hiện các công việc nhất định.

Căn cứ Điều 11 Luật Dược 2016 quy định về vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược như sau:

Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
2. Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
3. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, những vị trí công việc được quy định tại Điều 11 nêu trên là những vị trí công việc bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược.

Chứng chỉ

Chứng chỉ hành nghề dược (Hình từ Internet)

Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực dược?

Căn cứ Điều 6 Luật Dược 2016 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.
2. Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa Điểm kinh doanh dược đã đăng ký.
3. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại Khoản 26 Điều 2 của Luật này và thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác không đúng Mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.
5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
c) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh Mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;
d) Thuốc thử lâm sàng;
đ) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu để đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;
e) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành;
g) Thuốc thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác có quy định không được bán;
h) Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc xin;
i) Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết.
6. Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong các hoạt động về dược.
7. Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc quy định tại Khoản 3 Điều 61 của Luật này.
8. Hành nghề mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này.
....

Theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực dược là những hành vi được quy định tại Điều 6 nêu trên. Trong đó nghiêm cấm hành vi hành nghề trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề tại vị trí công việc bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược.

Người hành nghề dược trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 52 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về hành nghề dược như sau:

Vi phạm các quy định về hành nghề dược
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo một trong các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược;
b) Hành nghề dược mà không có chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc phải có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định của pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn từ hai cơ sở kinh doanh dược trở lên hoặc tại hai địa điểm kinh doanh dược trở lên;
d) Hành nghề dược không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật;
đ) Cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược không đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật;
e) Cơ sở tổ chức thi xét cấp chứng chỉ hành nghề dược không đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật;
g) Cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.
....

Theo đó, hành vi hành nghề dược mà không có chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc phải có chứng chỉ hành nghề dược sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Như vậy, bạn trai bạn là người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đây là vị trí công việc bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược. Do đó, khi bạn trai bạn bị bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược thì trong thời gian đó bạn trai bạn không được hành nghề dược nữa.

Nếu bạn trai bạn vẫn tiếp tục hành nghề thì đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý, mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Hành nghề dược
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người hành nghề dược có thể chịu trách nhiệm chuyên môn cho mấy cơ sở kinh doanh dược? Chịu trách nhiệm chuyên môn về dược cho 02 cơ sở khác nhau có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Hành nghề dược mà không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hành nghề dược không đúng với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề dược sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người hành nghề dược không cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn bao lâu thì Chứng chỉ hành nghề dược sẽ hết hiệu lực?
Pháp luật
Người phiên dịch có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y thì có được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra?
Pháp luật
Ở cơ sở bán buôn thuốc nguyên liệu làm thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn có cần có kinh nghiệm hay không?
Pháp luật
Không hành nghề dược vì phải công tác và học tập ở nước ngoài hơn 1 năm bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược có đúng không?
Pháp luật
Người hành nghề dược trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng Luật Dược sửa đổi cần tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng được Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Pháp luật
Người hành nghề dược phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào trong quan hệ với đồng nghiệp, người thực hành chuyên môn về dược và những tổ chức liên quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hành nghề dược
2,257 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành nghề dược

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề dược

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào