Người giám định được Tòa án mời tham dự phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng như thế nào?
Người giám định được Tòa án mời tham dự phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng như thế nào?
Chế độ bồi dưỡng đối với người giám định được Tòa án mời tham dự phiên tòa giải quyết việc dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg như sau:
Chế độ bồi dưỡng
1. Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này hưởng chế độ bồi dưỡng tính theo ngày thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự như sau:
a) Mức 90.000 đồng đối với Thẩm phán chủ tọa;
b) Mức 50.000 đồng đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên;
c) Mức 35.000 đồng đối với Thư ký Tòa án, cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng;
d) Mức 90.000 đồng đối với Hội thẩm, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án các cấp;
đ) Mức 70.000 đồng đối với người giám định được Tòa án mời tham dự;
e) Mức 50.000 đồng đối với người làm chứng được Tòa án triệu tập;
g) Người phiên dịch tiếng dân tộc được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng tối đa bằng 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định;
h) Người phiên dịch tiếng nước ngoài được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định, đối với người giám định được Tòa án mời tham dự phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng với mức 70.000 đồng/ngày thực tế.
Người giám định được Tòa án mời tham dự phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi tham dự phiên tòa giải quyết việc dân sự, người giám định có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì khi tham dự phiên tòa giải quyết việc dân sự, người giám định có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1) Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định;
Yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
(2) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
(3) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
Trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
(4) Phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
(5) Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
(6) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định;
Không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;
(7) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
(8) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Ai có thẩm quyền quyết định thay đổi người giám định trước khi mở phiên tòa?
Thẩm quyền quyết định thay đổi người giám định trước khi mở phiên tòa được quy định tại khoản 1 Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch
1. Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Chánh án Tòa án quyết định.
2. Tại phiên tòa, phiên họp, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp. Việc trưng cầu người giám định khác hoặc thay người phiên dịch khác được thực hiện theo quy định tại Điều 79 và Điều 81 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định, trước khi mở phiên tòa xét xử vụ việc dân sự, Chánh án Tòa án là người có thẩm quyền quyết định việc thay đổi người giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?