Người dưới 18 tuổi phạm tội được giám sát, giáo dục bằng biện pháp khiển khách khi nào? Ai có quyền áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
- Ai có quyền áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
- Người dưới 18 tuổi phạm tội được giám sát, giáo dục bằng biện pháp khiển khách khi nào?
- Nội dung và hình thức giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách như thế nào?
- Người dưới 18 tuổi phạm tội được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách phải cam kết những gì?
Ai có quyền áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Căn cứ vào Điều 92 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về điều kiện áp dụng các biên pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự như sau:
Điều kiện áp dụng
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này.
Như vậy, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục đó.
Người dưới 18 tuổi phạm tội được giám sát, giáo dục bằng biện pháp khiển khách khi nào? (Hình từ Internet)
Người dưới 18 tuổi phạm tội được giám sát, giáo dục bằng biện pháp khiển khách khi nào?
Căn cứ vào Điều 93 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về biện pháp giám sát, giáo dục khiển khách như sau:
Khiển trách
1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
3. Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
4. Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.
Như vậy, biện pháp giám sát, giáo dục khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017);
- Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Nội dung và hình thức giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách như thế nào?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 37/2018/NĐ-CP quy định về nội dung và hình thức giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
- Nội dung giám sát, giáo dục:
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật;
+ Trang bị các kỹ năng sống cơ bản; hỗ trợ học văn hóa, hướng nghiệp, học nghề, tìm việc làm;
+ Tổ chức cho người được giám sát, giáo dục tham gia lao động tại cộng đồng với hình thức phù hợp;
+ Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ khác quy định tại Điều 71 Luật Trẻ em 2016 nhằm thúc đẩy việc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng.
- Hình thức giám sát, giáo dục:
+ Yêu cầu người được giám sát, giáo dục làm cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giám sát, giáo dục;
+ Hướng dẫn, động viên người được giám sát, giáo dục tham gia các lớp học về kỹ năng sống, học văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề;
+ Thông báo cho gia đình người được giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành của người đó;
+ Yêu cầu người được giám sát, giáo dục trình diện trước cơ quan có thẩm quyền.
Người dưới 18 tuổi phạm tội được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách phải cam kết những gì?
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 37/2018/NĐ-CP quy định về cam kết của người dưới 18 tuổi phạm tội được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách như sau:
Cam kết của người được giám sát, giáo dục
1. Người được giám sát, giáo dục phải làm bản cam kết về việc chấp hành các nghĩa vụ và gửi cho người trực tiếp giám sát, giáo dục.
2. Nội dung cam kết gồm:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định của địa phương nơi cư trú; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; nghiêm túc sửa chữa sai phạm;
b) Tham gia Chương trình học văn hóa, dạy nghề hoặc lao động do địa phương tổ chức phù hợp với Điều kiện, hoàn cảnh của mình;
c) Tham gia các Chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Trình diện khi được yêu cầu.
3. Ngoài các nội dung cam kết quy định tại Khoản 2 Điều này, người được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng còn phải cam kết hoàn thành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có).
4. Cam kết của người được giám sát, giáo dục phải có ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Như vậy, nội dung cam kết của người dưới 18 tuổi phạm tội được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách bao gồm:
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định của địa phương nơi cư trú; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; nghiêm túc sửa chữa sai phạm;
- Tham gia Chương trình học văn hóa, dạy nghề hoặc lao động do địa phương tổ chức phù hợp với Điều kiện, hoàn cảnh của mình;
- Tham gia các Chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
- Trình diện khi được yêu cầu.
Cam kết của người được giám sát, giáo dục phải có ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?