Người dưới 18 tuổi đang được áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn có được phép vắng mặt tại nơi cư trú không?
- Người dưới 18 tuổi phải cam kết những nội dung gì khi được áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
- Người dưới 18 tuổi đang được áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn có được phép vắng mặt tại nơi cư trú không?
- Để được phép vắng mặt tại nơi cư trú, người được giám sát, giáo dục tại nơi cư trú phải thực hiện thủ tục gì?
Người dưới 18 tuổi phải cam kết những nội dung gì khi được áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Người dưới 18 tuổi được áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 21 Nghị định 37/2018/NĐ-CP quy định về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi như sau:
Thủ tục giám sát, giáo dục
1. Thủ tục giám sát, giáo dục đối với người được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Mục này và quy định tại Điều 12, các Khoản 1, 2, 4 Điều 13, từ Điều 14 đến Điều 19 của Nghị định này.
2. Ngoài các nội dung cam kết quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Nghị định này, người được giám sát, giáo dục còn phải cam kết:
a) Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;
b) Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép.
Theo đó, ngoài các nội dung cam kết quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 37/2018/NĐ-CP, người được giám sát, giáo dục còn phải cam kết:
- Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;
- Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép.
Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 37/2018/NĐ-CP quy định về các nội dung cam kết của người được giám sát, giáo dục gồm:
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định của địa phương nơi cư trú; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; nghiêm túc sửa chữa sai phạm;
- Tham gia Chương trình học văn hóa, dạy nghề hoặc lao động do địa phương tổ chức phù hợp với Điều kiện, hoàn cảnh của mình;
- Tham gia các Chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
- Trình diện khi được yêu cầu.
Người dưới 18 tuổi đang được áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn có được phép vắng mặt tại nơi cư trú không?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 37/2018/NĐ-CP quy định về việc vắng mặt của người được giám sát, giáo dục tại nơi cư trú như sau:
Việc vắng mặt của người được giám sát, giáo dục tại nơi cư trú
1. Người được giám sát, giáo dục được phép vắng mặt tại nơi cư trú, nếu có lý do chính đáng và phải thực hiện khai báo tạm vắng.
Việc vắng mặt tại nơi cư trú có thể được thực hiện nhiều lần nhưng mỗi lần không quá 30 ngày và tổng thời gian vắng mặt không được vượt quá một Phần ba thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Theo đó, người dưới 18 tuổi đang được áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn có được phép vắng mặt tại nơi cư trú nhưng phải có lý do chính đáng và thực hiện khai báo tạm vắng.
Để được phép vắng mặt tại nơi cư trú, người được giám sát, giáo dục tại nơi cư trú phải thực hiện thủ tục gì?
Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 22 Nghị định 37/2018/NĐ-CP thì trước khi đi khỏi nơi cư trú, người dưới 18 tuổi đang được giám sát, giáo dục phải thực hiện theo quy định sau:
- Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú dưới 15 ngày thì phải thông báo với người trực tiếp giám sát, giáo dục về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nơi đến tạm trú.
Người trực tiếp giám sát, giáo dục phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người được giám sát, giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú;
- Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú từ 15 ngày đến 30 ngày thì phải làm đơn xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó ghi rõ lý do, thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú và ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đơn xin phép được gửi đến người trực tiếp giám sát, giáo dục.
Ngay sau khi nhận được đơn xin phép, người trực tiếp giám sát, giáo dục phải có ý kiến và chuyển đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin phép, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và thông báo cho người làm đơn biết.
Trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày về lại nơi cư trú, người được giám sát, giáo dục phải trực tiếp báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục và tiếp tục chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại nơi cư trú.
Người trực tiếp giám sát, giáo dục báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người được giám sát, giáo dục đã về lại nơi cư trú.
- Nếu người được giám sát, giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú mà không tuân thủ quy định tại Điều 22 Nghị định 37/2018/NĐ-CP thì thời gian vắng mặt không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?