Người dưới 16 tuổi có được tham gia vào mạng xã hội hay không? Mạng xã hội được phân loại như thế nào?
Người dưới 16 tuổi có được tham gia vào mạng xã hội hay không?
Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định:
Cung cấp thông tin xuyên biên giới
...
3. Chỉ những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam có sử dụng dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam hoặc có tổng số lượt truy cập từ Việt Nam (total visits) thường xuyên trong 01 tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 06 tháng liên tục) từ 100.000 (một trăm nghìn) lượt trở lên có trách nhiệm như sau:
...
đ) Lưu trữ thông tin của người sử dụng dịch vụ từ Việt Nam khi đăng ký tài khoản mạng xã hội, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam (hoặc số định danh cá nhân); trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là trẻ em (dưới 16 tuổi) thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em và có trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội;
...
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 27 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội của tổ chức, nhân sự, kỹ thuật đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trong nước phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
Điều kiện về tổ chức, nhân sự, kỹ thuật đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trong nước
...
3. Ngoài việc bảo đảm các điều kiện kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều này, hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Lưu trữ thông tin của người sử dụng dịch vụ từ Việt Nam khi đăng ký tài khoản mạng xã hội, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam (hoặc số định danh cá nhân); trường hợp người sử dụng dịch vụ là trẻ em (dưới 16 tuổi) thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em và có trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội;
...
Như vậy, người dưới 16 tuổi được quyền tham gia mạng xã hội với điều kiện cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em và có trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Người dưới 16 tuổi có được tham gia vào mạng xã hội hay không? Mạng xã hội được phân loại như thế nào? (Hình từ Internet)
Mạng xã hội được phân loại như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 24 Nghị định 147/2024/NĐ-CP thì việc phân loại mạng xã hội như sau:
- Mạng xã hội nước ngoài do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Việc quản lý mạng xã hội nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
- Mạng xã hội trong nước do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam cung cấp, bao gồm:
+ Mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên lớn: Là mạng xã hội có tổng số lượt truy cập (total visits) thường xuyên trong 01 tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 06 tháng liên tục) từ 10.000 lượt trở lên hoặc có trên 1.000 người sử dụng thường xuyên trong tháng;
+ Mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp: Là các mạng xã hội có tổng số lượt truy cập (total visits) thường xuyên trong 01 tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 06 tháng liên tục) dưới 10.000 lượt hoặc có dưới 1.000 người sử dụng thường xuyên trong tháng;
Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ được cung cấp dịch vụ mạng xã hội khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội (đối với mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên lớn) hoặc Giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội (đối với mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) sẽ rà soát, thống kê và có văn bản thông báo nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định tại Điều 29, Điều 31 Nghị định 147/2024/NĐ-CP đối với các mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên lớn.
Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 25 Nghị định 147/2024/NĐ-CP thì điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước gồm:
- Là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phù hợp với dịch vụ mạng xã hội cung cấp;
- Đã đăng ký sử dụng tên miền để cung cấp dịch vụ mạng xã hội và đáp ứng quy định tại Điều 26 Nghị định 147/2024/NĐ-CP;
- Đáp ứng các điều kiện về tổ chức, nhân sự và kỹ thuật theo quy định tại Điều 27 Nghị định 147/2024/NĐ-CP;
- Có biện pháp quản lý nội dung, thông tin theo quy định tại Điều 28 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
Lưu ý: Điều kiện cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội:
- Mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên lớn. Trong trường hợp mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp có nhu cầu cấp Giấy phép để cung cấp tính năng livestream hoặc các hoạt động có phát sinh doanh thu thì vẫn được xem xét cấp phép;
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?