Người được mời thỉnh giảng có được xem là giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát không?
- Người được mời thỉnh giảng có được xem là giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát không?
- Người được mời thỉnh giảng tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Người được mời thỉnh giảng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có những nhiệm vụ gì trong tham gia công tác quản lý đào tạo và các hoạt động khác?
Người được mời thỉnh giảng có được xem là giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về giảng viên như sau:
Giảng viên
1. Giảng viên tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:
a) Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao;
b) Giảng viên kiêm nhiệm theo quyết định của lãnh đạo VKSND tối cao;
c) Người được mời thỉnh giảng.
...
Theo đó, giảng viên tham gia công tác đào tạo công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:
- Giảng viên của các cơ sở đào tạo thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Giảng viên kiêm nhiệm theo quyết định của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Người được mời thỉnh giảng.
Như vậy, người được mời thỉnh giảng cũng được xem là giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát.
Người được mời thỉnh giảng tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát (Hình từ Internet)
Người được mời thỉnh giảng tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về giảng viên như sau:
Giảng viên
...
2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của người được mời thỉnh giảng thực hiện theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
...
Theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của người được mời thỉnh giảng
1. Đối với công dân Việt Nam
a) Bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này;
b) Thực hiện đúng nhiệm vụ giảng dạy theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
c) Được hưởng các chế độ, chính sách căn cứ theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.
2. Đối với người nước ngoài
a) Có thái độ chính trị phù hợp với thể chế chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Việt Nam và tuân thủ pháp luật của Việt Nam;
b) Đáp ứng yêu cầu về kiến thức, năng lực giảng dạy;
c) Được hưởng các chế độ, chính sách căn cứ theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.
Theo đó, người được mời thỉnh giảng tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát là công dân Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh;
- Đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn theo quy định;
- Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Lý lịch bản thân rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về chính trị.
- Thực hiện đúng nhiệm vụ giảng dạy theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
- Được hưởng các chế độ, chính sách căn cứ theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.
Trường hơp người được mời thỉnh giảng tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát là người nước ngoài phải:
- Có thái độ chính trị phù hợp với thể chế chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Việt Nam và tuân thủ pháp luật của Việt Nam;
- Đáp ứng yêu cầu về kiến thức, năng lực giảng dạy;
- Được hưởng các chế độ, chính sách căn cứ theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.
Người được mời thỉnh giảng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có những nhiệm vụ gì trong tham gia công tác quản lý đào tạo và các hoạt động khác?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về giảng viên như sau:
Giảng viên
...
3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
...
2. Nhiệm vụ
a) Biên soạn chương trình, tài liệu và giảng dạy theo quy định;
b) Nghiên cứu khoa học và công nghệ;
c) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
...
Đồng thời, tại Điều 17 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ ngày 15/06/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác
1. Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Tham gia các công tác chiêu sinh, tuyển sinh, chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, phụ trách phòng thí nghiệm (nếu có); quản lý khoa, phòng, bộ môn; quản lý khoa học; công tác đảng, đoàn thể, các hoạt động xã hội tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các công tác khác khi được cấp có thẩm quyền giao.
Theo đó, nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác như sau:
- Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Tham gia các công tác chiêu sinh, tuyển sinh, chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, phụ trách phòng thí nghiệm (nếu có); quản lý khoa, phòng, bộ môn; quản lý khoa học; công tác đảng, đoàn thể, các hoạt động xã hội tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các công tác khác khi được cấp có thẩm quyền giao.
Trước đây, tại Điều 16 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ ngày 15/06/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác
1. Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Làm các công tác khác như: Chiêu sinh, tuyển sinh, chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, phụ trách phòng thí nghiệm; quản lý khoa, phòng, bộ môn; quản lý khoa học và công nghệ; công tác đảng, đoàn thể, các hoạt động xã hội tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các công tác khác khi được cấp có thẩm quyền giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?