Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục đối với trường tiểu học cần có những tiêu chuẩn gì?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trường tiểu học cần có những tiêu chuẩn gì?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
- Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành trường tiểu học được quy định như thế nào?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trường tiểu học cần có những tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 3 Điều 38 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra như sau:
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
...
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự.
...
Trước đây, quy định người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại Điều 34 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra.
Tiêu chuẩn cụ thể của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, tại Điều 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
a) Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
b) Có nghiệp vụ thanh tra;
c) Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
2. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.
Theo đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục trường tiểu học phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
Thanh tra chuyên ngành (Hình từ Internet)
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 82 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra
1. Thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
d) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
2. Thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Trước đây, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại khoản 3 Điều 54 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập
…
3. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
b) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Báo cáo Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Bên cạnh đó, tại Điều 31 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở.
2. Xuất trình văn bản phân công nhiệm vụ, thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức khi tiến hành thanh tra.
3. Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
4. Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra xem xét, xử lý.
6. Lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra khi kết thúc thanh tra.
7. Báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Theo đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định cụ thể nêu trên.
Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành trường tiểu học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm quyền, đối tượng thanh tra
1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các sở giáo dục và đào tạo; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
2. Thanh tra sở: Thanh tra chuyên ngành đối với phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.
Theo đó, thanh tra chuyên ngành trường tiểu học thuộc thẩm quyền của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?