Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban phải bảo đảm điều kiện gì?
- Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban phải bảo đảm điều kiện gì?
- Người được giao quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ khi bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cá nhân sử dụng phải ghi chép vào đâu?
- Trong quá trình quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ, người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ phải quản lý các loại giấy phép nào?
Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban phải bảo đảm điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về tiêu chuẩn của cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
Tiêu chuẩn của cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
...
2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ (sau đây gọi tắt là người quản lý) phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao.
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án.
d) Là công chức Hải quan, đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp Chứng chỉ về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
e) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.
3. Người được giao quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được làm mất tính năng, tác dụng để dùng cho mục đích trưng bày không cần qua huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Như vậy, theo quy định, người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
(2) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao.
(3) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án.
(4) Là công chức Hải quan, đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp Chứng chỉ về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
(5) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban phải bảo đảm điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Người được giao quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ khi bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cá nhân sử dụng phải ghi chép vào đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
...
2. Trách nhiệm của các cá nhân trong quá trình quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ:
a) Trách nhiệm của người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ:
...
- Thống kê, ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi việc cấp phát, tiếp nhận, thu hồi, điều chuyển, điều động, chuyển cấp, hư hỏng, mất, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ. Khi bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cá nhân sử dụng phải ghi chép đầy đủ vào Nhật ký sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ (theo Mẫu số 5 đính kèm Quy chế này); kiểm tra vũ khí, công cụ hỗ trợ khi cá nhân giao trả sau khi sử dụng.
- Thực hiện đúng các quy định về bảo quản, quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phòng chống han, gỉ, mối, mọt, ẩm, mốc, mất mát, cháy, nổ và các trường hợp nguy hiểm khác đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ; thực hiện vệ sinh trong, ngoài kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.
...
Như vậy, theo quy định, người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ khi bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cá nhân sử dụng phải ghi chép vào Nhật ký sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Tải mẫu Nhật ký sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đây: TẢI VỀ
Trong quá trình quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ, người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ phải quản lý các loại giấy phép nào?
Căn cứ Điều 14 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định các loại Giấy phép liên quan đến việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
Các loại Giấy phép liên quan đến việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
Trong quá trình quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, người quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải quản lý các loại giấy phép sau:
1. Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng: cấp cho vũ khí quân dụng. Thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy phép sử dụng thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BCA.
2. Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ (đối với các loại súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, đánh dấu; các loại dùi cui điện, dùi cui kim loại) và Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ (đối với các loại công cụ hỗ trợ khác): cấp cho công cụ hỗ trợ. Thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BCA.
3. Thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ: cấp cho vũ khí thô sơ. Thủ tục khai báo thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BCA.
4. Giấy chứng nhận sử dụng (cấp cho người sử dụng), chứng chỉ quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ (cấp cho người quản lý) thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 79/2018/NĐ-CP. Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ không thay thế Giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
...
Như vậy, theo quy định, trong quá trình quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ, người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ phải quản lý các loại giấy phép sau:
(1) Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng: cấp cho vũ khí quân dụng.
(2) Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ và Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ: cấp cho công cụ hỗ trợ.
(3) Thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ: cấp cho vũ khí thô sơ.
(4) Chứng chỉ quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?