Người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cần đáp ứng điều kiện gì? Phụ nữ mang thai có được chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV hay không?
Người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cần đáp ứng điều kiện gì?
Người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Theo tiểu mục 1 Mục I Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97 và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.
1. Chỉ định PrEP cho người đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- HIV âm tính;
- Không có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp;
- Có nguy cơ cao nhiễm HIV1, cụ thể là có một trong các yếu tố dưới đây trong vòng 6 tháng qua:
+) Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng bao cao su với từ hai bạn tình trở lên;
+) Có bạn tình có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ yếu tố nguy cơ nhiễm HIV;
+) Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV > 200 bản sao/mL hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV;
+) Có tiền sử mắc hoặc đang điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
+) Đã từng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) và vẫn có hành vi nguy cơ cao;
+) Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích;
+) Yêu cầu sử dụng PrEP2.
- Mong muốn sử dụng PrEP và đồng ý xét nghiệm HIV định kỳ.
(1) Đánh giá nguy cơ nhiễm HIV điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV thực hiện theo Phụ lục 2.
(2) Xem phần quy trình cung cấp dịch vụ tại mục 11.1 chương này.
Theo đó, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao.
PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97 và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.
Đối tượng được chỉ định sử dụng thuốc PrEP cần đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- HIV âm tính;
- Không có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp;
- Có nguy cơ cao nhiễm HIV1, cụ thể là có một trong các yếu tố dưới đây trong vòng 6 tháng qua:
+ Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng bao cao su với từ hai bạn tình trở lên;
+ Có bạn tình có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ yếu tố nguy cơ nhiễm HIV;
+ Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV > 200 bản sao/mL hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV;
+ Có tiền sử mắc hoặc đang điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
+ Đã từng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) và vẫn có hành vi nguy cơ cao;
+ Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích;
+ Yêu cầu sử dụng PrEP2.
- Mong muốn sử dụng PrEP và đồng ý xét nghiệm HIV định kỳ.
Sử dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV với các đối tượng theo mấy hình thức?
Theo tiểu mục 3 Mục I Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2017 quy định như sau:
Các hình thức sử dụng PrEP đường uống
3.1. PrEP hằng ngày
Sử dụng PrEP hằng ngày cho mọi đối tượng đủ tiêu chuẩn và không có chống chỉ định PrEP.
3.2 PrEP theo tình huống
a) Sử dụng PrEP tình huống cho người có giới tính khi sinh là nam, bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới, người chuyển giới nữ, và không sử dụng hoóc môn khẳng định giới, và:
- Tần suất quan hệ tình dục trung bình dưới 2 lần/tuần.
- Đảm bảo được dùng thuốc ARV trong vòng 2-24 giờ trước khi quan hệ tình dục.
- Đồng ý sử dụng PrEP theo tình huống.
b) Không sử dụng PrEP theo tình huống cho:
- Phụ nữ;
- Chuyển giới nữ đang sử dụng liệu pháp hoóc môn nữ;
- Người có viêm gan B mạn tính;
- Người tiêm chích ma túy.
Theo đó, căn cứ trên quy định chia làm 02 hình thức sử dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) đường uống đối với đối tượng được chỉ định PrEP, cụ thể:
(1) PrEP hằng ngày:
Sử dụng thuốc PrEP hằng ngày cho mọi đối tượng đủ tiêu chuẩn và không có chống chỉ định PrEP.
Theo tiểu mục 2 Mục I Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định chống chỉ định PrEP với các đối tượng có tiêu chí sau đây:
- HIV dương tính.
- Có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV.
- Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.
Không sử dụng phác đồ có TDF khi độ thanh thải creatinin <60 mL/phút và/hoặc cân nặng dưới 35 kg.
(2) PrEP theo tình huống:
- Sử dụng thuốc PrEP tình huống cho người có giới tính khi sinh là nam, bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới, người chuyển giới nữ, và không sử dụng hoóc môn khẳng định giới, và:
+ Tần suất quan hệ tình dục trung bình dưới 2 lần/tuần.
+ Đảm bảo được dùng thuốc ARV trong vòng 2-24 giờ trước khi quan hệ tình dục.
+ Đồng ý sử dụng thuốc PrEP theo tình huống.
- Không sử dụng thuốc PrEP theo tình huống cho:
+ Phụ nữ;
+ Chuyển giới nữ đang sử dụng liệu pháp hoóc môn nữ;
+ Người có viêm gan B mạn tính;
+ Người tiêm chích ma túy.
Phụ nữ mang thai có được chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV hay không?
Theo tiểu mục 7 Mục I Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
Xử trí một số tình huống đặc biệt khi sử dụng PrEP
…
7.5 PrEP ở một số nhóm đối tượng đặc biệt
- Vị thành niên: Tư vấn tăng cường hỗ trợ về tuân thủ điều trị khi sử dụng PrEP.
- Phụ nữ mang thai/cho con bú: vẫn có chỉ định PrEP nếu có nguy cơ cao nhiễm HIV.
- Người tiêm chích ma túy: Ưu tiên sử dụng các biện pháp can thiệp giảm hại và dự phòng khác.
- Bạn tình/bạn chích âm tính của người nhiễm HIV đang dùng phác đồ bậc 2 và bậc 3 do thất bại điều trị hoặc nghi thất bại điều trị với phác đồ có TDF hoặc TDF/3TC: không nên chỉ định PrEP uống, tư vấn sử dụng các phương pháp dự phòng khác.
Theo đó, căn cứ trên quy định được sử dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (thuốc PrEP) đường uống đối với phụ nữ mang thai nếu thuộc trường hợp có nguy cơ cao nhiễm HIV.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?