Người được cử làm Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Người được cử làm Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra
1. Người được cử làm Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Am hiểu về nghiệp vụ; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra, kiểm tra;
c) Có khả năng tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được giao.
...
Theo quy định trên, người được cử làm Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
- Am hiểu về nghiệp vụ; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
- Có khả năng tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 1300/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra
...
2. Trưởng đoàn thanh tra của BHXH Việt Nam là Lãnh đạo Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Trưởng đoàn thanh tra của BHXH tỉnh là Lãnh đạo BHXH tỉnh hoặc Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra và phải có chứng chỉ hoàn thành lớp bồi dưỡng TTCN về đóng BHXH, BHTN, BHYT do cơ quan có thẩm quyền cấp.
...
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Lãnh đạo Vụ Thanh tra - Kiểm tra.
Trưởng đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh là Lãnh đạo BHXH tỉnh hoặc Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra.
Và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành phải có chứng chỉ hoàn thành lớp bồi dưỡng thanh tra chuyên ngành về đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Thay đổi Trưởng đoàn hoặc thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra
1. Việc thay đổi Trưởng đoàn hoặc thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra được thực hiện trong trường hợp:
a) Không đáp ứng được yêu cầu của cuộc thanh tra, kiểm tra; vi phạm pháp luật hoặc vì lý do khách quan mà không thể thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Khi cần bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc thanh tra, kiểm tra hoặc để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khác phát sinh trong quá trình thanh tra, kiểm tra;
c) Trường hợp Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra hoặc Trưởng đoàn đề nghị được thay đổi, bổ sung thì phải báo cáo bằng văn bản nêu rõ lý do gửi người ra quyết định thanh tra, kiểm tra;
d) Trường hợp người ra quyết định thanh tra, kiểm tra chủ động thay đổi, bổ sung thì có quyết định gửi cho những người có liên quan.
2. Việc thay đổi Trưởng đoàn, thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người ra quyết định thanh tra, kiểm tra; quyết định thay đổi Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra được gửi cho Đoàn thanh tra, kiểm tra, đối tượng thanh tra, kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện trong trường hợp:
- Không đáp ứng được yêu cầu của cuộc thanh tra; vi phạm pháp luật hoặc vì lý do khách quan mà không thể thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Khi cần bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc thanh tra hoặc để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khác phát sinh trong quá trình thanh tra;
- Trường hợp Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra hoặc Trưởng đoàn đề nghị được thay đổi, bổ sung thì phải báo cáo bằng văn bản nêu rõ lý do gửi người ra quyết định thanh tra;
- Trường hợp người ra quyết định thanh tra chủ động thay đổi, bổ sung thì có quyết định gửi cho những người có liên quan.
Việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra phải có quyết định bằng văn bản của người ra quyết định thanh tra;
Quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra được gửi cho Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?