Người được cấp bằng tổ quốc ghi công chưa được nhận bằng mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi thì cấp bằng như thế nào?
- Chế độ ưu đãi mà thân nhân của liệt sĩ được cấp bằng Tổ quốc ghi công được nhân gồm những ưu đãi nào?
- Chưa được cấp Bằng Tổ quốc ghi công nhưng thân nhân đã nhận trợ cấp ưu đãi trước đó thì chiến sĩ tham gia hoạt động cách mạng đã hy sinh có còn được cấp bằng hay không?
- Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng tổ quốc ghi công đối với trường hợp đủ điều kiện nhưng chưa được cấp được quy định ra sao?
Chế độ ưu đãi mà thân nhân của liệt sĩ được cấp bằng Tổ quốc ghi công được nhân gồm những ưu đãi nào?
Căn cứ Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chể độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ như sau:
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ
1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;
b) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.
4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
6. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.
7. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
8. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
9. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
a) Trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế.
11. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
12. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
Như vậy, thân nhân của liệt sĩ được cấp bằng Tổ quốc ghi công sẽ được hưởng những ưu đãi theo quy định nêu trên.
Cấp bằng tổ quốc ghi công (Hình từ Internet)
Chưa được cấp Bằng Tổ quốc ghi công nhưng thân nhân đã nhận trợ cấp ưu đãi trước đó thì chiến sĩ tham gia hoạt động cách mạng đã hy sinh có còn được cấp bằng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về căn cứ cấp Bằng Tổ quốc ghi công như sau:
Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với người hy sinh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước
1. Căn cứ để cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” như sau:
a) Một trong các giấy tờ chứng minh thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi: Quyết định hưởng trợ cấp; sổ nhận trợ cấp ưu đãi; danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần khi báo tử có ký nhận của người hưởng trợ cấp; giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
...
Theo đó, chiến sĩ tham gia hoạt động cách mạng đã hy sinh nếu đủ điều kiện để được cấp Bằng Tổ quốc ghi công nhưng chưa được nhận mà thân nhân đã nhận mức trợ cấp ưu đãi trước đó thì cần có một số giấy tờ sau để chứng minh:
- Quyết định hưởng trợ cấp; sổ nhận trợ cấp ưu đãi;
- Danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần khi báo tử có ký nhận của người hưởng trợ cấp;
- Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng tổ quốc ghi công đối với trường hợp đủ điều kiện nhưng chưa được cấp được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thủ tục cấp Bằng Tổ quốc ghi công như sau:
Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với người hy sinh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước
...
2. Hồ sơ, thủ tục đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:
a) Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục I Nghị định này kèm theo một trong các giấy tờ quy định điểm a khoản 1 Điều này (nếu có) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã thực hiện chế độ ưu đãi.
Trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự thực hiện theo quy định trên.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn, có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu đang quản lý, nếu có một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà không thuộc các trường hợp bị chấm dứt chế độ ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh thì thực hiện như sau:
Lập danh sách kèm bản sao giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ ưu đãi để niêm yết công khai tại thôn, xã lấy ý kiến nhân dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu 40 ngày.
Có văn bản kèm bản sao các giấy tờ sau: giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, các giấy tờ của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại Điều 16 Nghị định này để cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận hy sinh.
Đối với trường hợp chưa xác định được cơ quan, đơn vị quản lý liệt sĩ khi hy sinh thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xác minh để kết luận, giao cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận hy sinh theo thẩm quyền (Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đối với quân nhân, Công an cấp tỉnh đối với công an, Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với dân quân du kích hoặc cán bộ dân chính đảng).
Thành phần Hội đồng xác minh bao gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh, đại diện các sở, ngành, hội có liên quan.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ ưu đãi trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách và bản sao các giấy tờ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, có trách nhiệm niêm yết công khai tại thôn, xã lấy ý kiến nhân dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu 40 ngày và lập biên bản kết quả niêm yết công khai. Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản họp xét duyệt và có văn bản đề nghị kèm biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hội đồng xác nhận người có công cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch hội đồng; các thành viên gồm: cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quân sự, công an, y tế; đại diện Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; Hội Cựu thanh niên xung phong.
d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và gửi văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định này. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, hồ sơ thủ tục cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với đối tượng chưa được cấp bằng được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?