Người được bầu cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nào? Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng được quy định ra sao?
- Người được bầu cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nào?
- Trường hợp Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp không đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn thì sẽ xử lý như thế nào?
- Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp được quy định ra sao?
Người được bầu cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nào?
Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011, có quy định các Phó Chủ tịch được bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng khoa học tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng khoa học nhiệm kỳ mới theo giới thiệu của các thành viên Hội đồng.
Và theo Điều 5 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Thành viên Hội đồng khoa học phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Có lập trường chính trị vững vàng; có đạo đức tư cách tốt;
2. Có học vị tiến sĩ luật từ 3 năm trở lên kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp bằng tiến sĩ;
3. Có một trong các thành tích khoa học sau: Đã chủ trì và bảo vệ thành công ít nhất 01 đề tài, đề án cấp Bộ hoặc đề tài nhánh cấp Nhà nước; hoặc đã là tổ trưởng tổ biên tập soạn thảo 02 văn bản quy phạm pháp luật từ Nghị định trở lên; hoặc đã hướng dẫn 03 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trở lên;
4. Có thâm niên 5 năm công tác trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp;
5. Có đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng khoa học ít nhất là 3 năm tính đến thời điểm bầu Hội đồng khoa học. Riêng đối với người có học vị Tiến sĩ Khoa học và có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư thời gian ít nhất để thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng khoa học là 2 năm tính từ thời điểm bầu Hội đồng khoa học.
Theo đó, người được bầu cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có lập trường chính trị vững vàng; có đạo đức tư cách tốt;
- Có học vị tiến sĩ luật từ 3 năm trở lên kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp bằng tiến sĩ;
- Có một trong các thành tích khoa học sau: Đã chủ trì và bảo vệ thành công ít nhất 01 đề tài, đề án cấp Bộ hoặc đề tài nhánh cấp Nhà nước; hoặc đã là tổ trưởng tổ biên tập soạn thảo 02 văn bản quy phạm pháp luật từ Nghị định trở lên; hoặc đã hướng dẫn 03 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trở lên;
- Có thâm niên 5 năm công tác trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp;
- Có đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng khoa học ít nhất là 3 năm tính đến thời điểm bầu Hội đồng khoa học.
Riêng đối với người có học vị Tiến sĩ Khoa học và có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư thời gian ít nhất để thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng khoa học là 2 năm tính từ thời điểm bầu Hội đồng khoa học.
Trường hợp Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp không đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn thì sẽ xử lý như thế nào?
Theo Điều 12 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên Hội đồng Khoa học
Tư cách thành viên Hội đồng khoa học sẽ bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Bị miễn nhiệm do vắng mặt không có lý do chính đáng trên một nửa tổng số phiên họp trong một năm của Hội đồng khoa học.
2. Bị xóa tên theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp do không đáp ứng một trong các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
3. Thôi công tác tại Bộ Tư pháp.
Căn cứ quy định trên thì tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp sẽ bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị miễn nhiệm do vắng mặt không có lý do chính đáng trên một nửa tổng số phiên họp trong một năm của Hội đồng khoa học.
- Bị xóa tên theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp do không đáp ứng một trong các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
- Thôi công tác tại Bộ Tư pháp.
Như vậy, trường hợp Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp không đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn thì sẽ bị xóa tên theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp được quy định ra sao?
Theo Điều 9 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, theo dõi các hoạt động thường xuyên của Hội đồng theo phân công chủ Chủ tịch;
2. Chịu trách nhiệm về những công việc được Chủ tịch giao, thay mặt Chủ tịch khi được Chủ tịch ủy quyền;
3. Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành cơ quan thường trực và Thư ký của Hội đồng chuẩn bị các nội dung và chương trình các phiên họp, các công tác đột xuất có liên quan tới hoạt động của Hội đồng;
4. Ký các văn bản kết luận của Hội đồng theo ủy quyền của Chủ tịch.
Theo đó, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp có những quyền hạn và trách nhiệm như sau:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, theo dõi các hoạt động thường xuyên của Hội đồng theo phân công chủ Chủ tịch;
- Chịu trách nhiệm về những công việc được Chủ tịch Hội đồng giao, thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành cơ quan thường trực và Thư ký của Hội đồng chuẩn bị các nội dung và chương trình các phiên họp, các công tác đột xuất có liên quan tới hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp;
- Ký các văn bản kết luận của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?