Người dùng phương pháp chữa bệnh gia truyền để thực hiện khám chữa bệnh có bắt buộc phải có giấy phép hành nghề không?
- Người dùng phương pháp chữa bệnh gia truyền để thực hiện khám chữa bệnh có bắt buộc phải có giấy phép hành nghề không?
- Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có phải chuẩn bị ảnh chân dung khi đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề lần đầu tiên không?
- Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có phạm vi hành nghề như thế nào?
Người dùng phương pháp chữa bệnh gia truyền để thực hiện khám chữa bệnh có bắt buộc phải có giấy phép hành nghề không?
Căn cứ Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề như sau:
Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.
Theo đó, chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
- Bác sỹ;
- Y sỹ;
- Điều dưỡng;
- Hộ sinh;
- Kỹ thuật y;
- Dinh dưỡng lâm sàng;
-Cấp cứu viên ngoại viện;
- Tâm lý lâm sàng;
- Lương y;
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Như vậy, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền là đối tượng phải có giấy phép hành nghề khi hành nghề. Do đó, người dùng phương pháp chữa bệnh gia truyền để thực hiện khám chữa bệnh bắt buộc phải có giấy phép hành nghề theo quy định.
Người dùng phương pháp chữa bệnh gia truyền để thực hiện khám chữa bệnh có bắt buộc phải có giấy phép hành nghề không? (Hình từ Internet)
Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có phải chuẩn bị ảnh chân dung khi đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề lần đầu tiên không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề
1. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này gồm:
a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp đã được Bộ Y tế công nhận;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
d) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
...
Theo đó, khi đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề lần đầu tiên, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền phải chuẩn bị:
- Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;
- Một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp đã được Bộ Y tế công nhận;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
- Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
Như vậy, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền phải chuẩn bị hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề lần đầu tiên theo quy định.
Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có phạm vi hành nghề như thế nào?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định như sau:
Phạm vi hành nghề của người hành nghề
...
15. Phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền:
a) Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được khám bệnh, sử dụng phương pháp chữa bệnh gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
b) Phương pháp chữa bệnh gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng quy trình, đúng bệnh hoặc chứng bệnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh gia truyền, kết hợp với bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh, chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
d) Không được sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi hành nghề phương pháp chữa bệnh gia truyền.
...
Như vậy, theo quy định trên, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có phạm vi hành nghề như sau:
(1) Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được khám bệnh, sử dụng phương pháp chữa bệnh gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
(2) Phương pháp chữa bệnh gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng quy trình, đúng bệnh hoặc chứng bệnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Được sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh gia truyền, kết hợp với bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh, chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
(4) Không được sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi hành nghề phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?