Người đứng đầu trong hệ thống chính trị là người như thế nào và khi kiểm điểm thì người này cần chuẩn bị gì?

Kiểm điểm người đứng đầu trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc nào? Người đứng đầu trong hệ thống chính trị là người như thế nào và khi kiểm điểm thì người này cần chuẩn bị gì? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Thắc mắc đến từ bạn Thanh Ngọc đến từ Long Thành.

Người đứng đầu trong hệ thống chính trị là người như thế nào?

Hiện nay, tại Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị không còn quy định giải thích người đứng đầu trong hệ thống chính trị.

Trước đây, người đứng đầu trong hệ thống chính trị được giải thích theo khoản 4 Điều 2 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:

"Người đứng đầu": Là người được bầu, bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc chỉ định giữ chức vụ cấp trưởng trong các tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, người đứng đầu trong hệ thống chính trị là người được bầu, bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc chỉ định giữ chức vụ cấp trưởng trong các tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước.

Người đứng đầu trong hệ thống chính trị

Người đứng đầu trong hệ thống chính trị (Hình từ Internet)

Người đứng đầu trong hệ thống chính trị khi kiểm điểm thì cần chuẩn bị gì?

Người đứng đầu trong hệ thống chính trị khi kiểm điểm thì cần chuẩn bị theo những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:

Cách thức kiểm điểm
1. Chuẩn bị kiểm điểm
1.1. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
1.2. Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
1.3. Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
...

Trước đây, tại khoản 1 Điều 7 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:

Cách thức kiểm điểm
1- Chuẩn bị kiểm điểm
- Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
- Mỗi người làm 1 bản tự kiểm điểm, nội dung theo từng vị trí, chức trách, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của đảng viên (nếu là đảng viên).
- Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với các tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý (khi cần thiết).
2- Nơi kiểm điểm
- Tập thể lãnh đạo, quản lý cấp nào thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình hằng năm ở cấp đó. Kết hợp kiểm điểm tập thể, cá nhân thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn với tập thể lãnh đạo, quản lý tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị.
- Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc).
Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi nói trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

Như vậy, người đứng đầu trong hệ thống chính trị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.

- Mỗi người làm 1 bản tự kiểm điểm, nội dung theo từng vị trí, chức trách, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của đảng viên (nếu là đảng viên).

- Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với các tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý (khi cần thiết).

Kiểm điểm người đứng đầu trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Kiểm điểm người đứng đầu trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc được căn cứ theo Điều 3 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, đúng thẩm quyền, trách nhiệm.

- Chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm, phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là hiệu quả công việc. Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; gắn kết quả của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý với kết quả của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

- Kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Trước đây, kiểm điểm người đứng đầu trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc được căn cứ theo Điều 3 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:

Nguyên tắc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại
1- Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
3- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
4- Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.
5- Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Theo đó, kiểm điểm người đứng đầu trong hệ thống chính trị dựa theo những nguyên tắc sau:

- Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.

- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

- Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.

- Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Kiểm điểm người đứng đầu trong hệ thống chính trị phải dựa vào những căn cứ nào?

Kiểm điểm người đứng đầu trong hệ thống chính trị phải dựa vào những căn cứ theo Điều 4 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:

- Điều lệ Đảng, nghị quyết, quy định của Đảng có liên quan.

- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân.

Trước đây, căn cứ kiểm điểm được căn cứ theo Điều 4 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) quy định cụ thể:

Căn cứ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại
1- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể; nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân.
2- Cơ chế hoạt động, quy chế làm việc của tập thể; các quy định về việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, tác phong, lề lối làm việc của cá nhân.
3- Chương trình, kế hoạch công tác, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.
4- Cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của cá nhân.
5- Môi trường, Điều kiện hoạt động, công tác và đặc thù giới.

Như vậy, kiểm điểm người đứng đầu trong hệ thống chính trị phải dựa vào những căn cứ sau:

- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể; nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân.

- Cơ chế hoạt động, quy chế làm việc của tập thể; các quy định về việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, tác phong, lề lối làm việc của cá nhân.

- Chương trình, kế hoạch công tác, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.

- Cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của cá nhân.

- Môi trường, Điều kiện hoạt động, công tác và đặc thù giới.

Đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với đơn vị, công chức, viên chức, NLĐ của Bộ GD&ĐT như nào?
Pháp luật
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị bao gồm các đối tượng nào và cần phải kiểm điểm những nội dung gì?
Pháp luật
Các tiêu chí đánh giá nhân viên cuối năm gồm những tiêu chí nào? Có bắt buộc thưởng tết cho nhân viên xuất sắc năm không?
Pháp luật
Nơi kiểm điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản trong hệ thống chính trị được thực hiện ở đâu?
Pháp luật
Người đứng đầu trong hệ thống chính trị là người như thế nào và khi kiểm điểm thì người này cần chuẩn bị gì?
Pháp luật
Kiểm điểm cá nhân trong hệ thống chính trị phải dựa vào những căn cứ nào và phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tiêu chí nhận xét đánh giá đảng viên hàng năm của chi bộ 2023? Các mức độ đánh giá xếp loại đảng viên hàng năm?
Pháp luật
Việc xếp loại, đánh giá cán bộ đảng mặt trận trưởng ngành đoàn thể hàng năm thì ai là người tổ chức chủ trì đánh giá?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,861 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào