Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như thế nào?
- Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như thế nào?
- Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy công khai những nội dung gì đối với cán bộ, chiến sĩ?
- Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an được giao thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn:
a) Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm bố trí cán bộ, chiến sĩ vào các vị trí công tác bảo đảm đủ số lượng cần thiết, phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
b) Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết để phục vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thuận lợi nhất;
c) Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong công tác của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý hoặc để đơn vị xảy ra tình trạng giải quyết các thủ tục liên quan đến lĩnh vực phòng cháy; chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không đúng quy định. Khi phát hiện cán bộ, chiến sĩ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ, người đứng đầu đơn vị có quyền xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
...
Theo đó, người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm bố trí cán bộ, chiến sĩ vào các vị trí công tác bảo đảm đủ số lượng cần thiết, phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
- Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết để phục vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thuận lợi nhất;
- Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong công tác của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý hoặc để đơn vị xảy ra tình trạng giải quyết các thủ tục liên quan đến lĩnh vực phòng cháy; chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không đúng quy định.
Khi phát hiện cán bộ, chiến sĩ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ, người đứng đầu đơn vị có quyền xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Hình từ Internet)
Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy công khai những nội dung gì đối với cán bộ, chiến sĩ?
Căn cứ khoản 12 Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định những nội dung người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ công khai đối với cán bộ, chiến sĩ:
- Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của đơn vị;
- Nội quy, quy chế làm việc của đơn vụ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị, các tổ, đội và cán bộ, chiến sĩ; quy trình công tác; quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Kết quả giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị;
- Các nguồn thu, chi tài chính của đơn vị theo quy định;
- Những quy định quản lý và sử dụng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ, chiến sĩ về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Những nội dung khác mà người đứng đầu đơn vị thấy cần thiết, nhưng không trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.
Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Bảo đảm dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng dân chủ cản trở hoạt động thực thi pháp luật của Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Bảo đảm dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng dân chủ cản trở hoạt động thực thi pháp luật của Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?