Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội phải lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế trong thời gian nào?
- Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có được quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em hay không?
- Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội phải lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế trong thời gian nào?
- Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em bao gồm những bước nào theo quy định?
Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có được quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em hay không?
Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về trách nhiệm tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em cụ thể như sau:
Trách nhiệm tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ của trẻ em cần chăm sóc thay thế và tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em theo quy định tại Điều 62 Luật trẻ em.
2. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập hồ sơ của trẻ em đang nuôi dưỡng tại cơ sở có đủ điều kiện chuyển đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em hoặc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi.
Như vậy, Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội được đề nghị cơ quan có thẩm quyền tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em hoặc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi.
Ngoài ra, Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập hồ sơ của trẻ em đang nuôi dưỡng tại cơ sở có đủ điều kiện chuyển đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi.
Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội phải lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế trong thời gian nào?
Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội phải lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế trong thời gian nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin cụ thể như sau:
Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, thu thập các thông tin về tình trạng và nhu cầu của trẻ em, các thành viên trong gia đình và lập danh sách trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế.
2. Định kỳ 06 tháng, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế và chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để làm căn cứ tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận danh sách và hồ sơ trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt chuyển về và giao cho người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã quản lý, thực hiện các hoạt động hỗ trợ chăm sóc thay thế cho trẻ em theo quy định.
4. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm thu thập thông tin về tình hình trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để làm các thủ tục hỗ trợ chăm sóc thay thế tạm thời cho trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em (sau đây viết tắt là Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
Như vậy, định kỳ 06 tháng, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế và chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để làm căn cứ tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em bao gồm những bước nào theo quy định?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH thì Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em được quy định như sau:
Bước 1: Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin.
Bước 2: Đánh giá tình trạng và xác định nhu cầu cần hỗ trợ đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 3: Xác định trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 4: Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Bước 5: Xác minh và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Bước 6: Xác định cá nhân, gia đình đủ điều kiện được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 7: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 8: Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế.
Bước 9: Theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?