Người đứng đầu cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Người quản lý, bảo quản có trách nhiệm gì trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu?
- Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được bảo quản bằng các biện pháp nào?
Người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 7 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
2. Phân công người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ.
3. Thông báo bằng văn bản kịp thời cho người ra quyết định tạm giữ khi tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt; tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã có quyết định trả lại cho tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng không đến nhận và tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu bị mất, hư hỏng; trường hợp có dấu hiệu của tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
4. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan để di chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp khác đe dọa đến sự an toàn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
5. Đề xuất, báo cáo thủ trưởng cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình trạng, phương án bảo vệ, nâng cấp, sửa chữa nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
- Phân công người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ.
- Thông báo bằng văn bản kịp thời cho người ra quyết định tạm giữ khi tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt; tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã có quyết định trả lại cho tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng không đến nhận và tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu bị mất, hư hỏng; trường hợp có dấu hiệu của tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan để di chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp khác đe dọa đến sự an toàn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
- Đề xuất, báo cáo thủ trưởng cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình trạng, phương án bảo vệ, nâng cấp, sửa chữa nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu (Hình từ Internet)
Người quản lý, bảo quản có trách nhiệm gì trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu?
Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
...
Theo đó, người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được bảo quản bằng các biện pháp nào?
Theo Điều 13 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Người đứng đầu cơ quan của người quản lý, bảo quản căn cứ vào tính chất của từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.
1. Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải cách biệt với tang vật khác và để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy.
2. Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ.
3. Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
...
Theo đó, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được bảo quản bằng các biện pháp như sau:
- Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải cách biệt với tang vật khác và để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy.
- Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ.
- Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?