Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?

Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu? Người điều khiển xe tắt đèn pha khi nào? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?

Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?

Chi tiết các mức xử phạt mà người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bao gồm:

(1) Xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường.

(2) Xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Tại điểm h khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường.

(3) Xử phạt đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường.

Lưu ý:

Các mức xử phạt nêu trên chưa bao gồm mức xử phạt trong trường hợp người điều khiển xe gây tai nạn giao thông.

Người điều khiển xe từ năm 2025 khi bật đèn pha bị xử phạt bao nhiêu? Người điều khiển xe tắt đèn pha khi nào?

Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Người điều khiển xe tắt đèn pha khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Sử dụng đèn
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
a) Khi gặp người đi bộ qua đường;
b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

Như vậy, đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn pha và bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:

- Khi gặp người đi bộ qua đường;

- Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;

- Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;

- Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.

Lưu ý:

Đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Theo đó, nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định bao gồm:

- Tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.

- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Vi phạm giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phạt cao nhất đối với người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông theo Nghị định 168?
Pháp luật
Hệ thống hãm là gì? Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông từ 2025 bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan nào được sử dụng tiền thu từ việc xử phạt vi phạm về an toàn giao thông sau khi nộp vào ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Xe tải chở hàng có được phép lùi xe ở đường một chiều không? Người lái xe tải chở hàng lùi xe ở đường một chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hay không?
Pháp luật
Hành khách có được mang thú cưng lên xe khách không? Mang thú cưng lên xe khách bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
Pháp luật
Tài xế taxi vừa lái xe vừa lướt điện thoại di động có vi phạm pháp luật không 2025? Mức xử phạt hành chính ra sao?
Pháp luật
Xe ô tô lắp thêm đèn siêu sáng có vi phạm pháp luật không? Sử dụng đèn khi tham gia giao thông được theo quy định pháp luật ra sao?
Pháp luật
Từ năm 2025 chạy xe gắn máy đổ dầu nhờn gây trơn trượt trên đường bị phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
Pháp luật
Xe gắn máy được phép đậu xe cách vỉa hè ít nhất bao nhiêu mét? Bị phạt bao nhiêu tiền trong khi đậu xe gắn máy cách xa vỉa hè 40 cm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm giao thông
405 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi phạm giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào