Người điều khiển xe máy không chạy khi đèn xanh thì có được xem là gây cản trở giao thông không?
Đèn tín hiệu giao thông màu xanh có ý nghĩa gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10.3. Điều 10 QCVN 41:2019/BGTVT về ý nghĩa của đèn giao thông như sau:
Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn
...
10.3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu:
10.3.1. Tín hiệu xanh: cho phép đi.
10.3.2.Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
10.3.3. Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
10.3.4. Trường hợp không có vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi coi như là vạch dừng.
10.3.5. Tại một thời điểm, trên cùng một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: xanh, vàng hoặc đỏ.
...
Theo quy định trên, tín hiệu đèn xanh cho phép đi, đèn đỏ báo hiệu phải dừng lại, tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Như vậy, theo quy định nêu trên đèn tín hiệu giao thông màu xanh là báo hiệu cho phép các phương tiện giao thông được di chuyển.
Người điều khiển xe máy không chạy khi đèn xanh thì có được xem là gây cản trở giao thông không?
Theo quy định về tín hiệu đèn giao thông tại khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Hệ thống báo hiệu đường bộ
...
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
...
Như đã trình bày ở trên thì việc đèn xanh người lái xe máy không chạy không vi phạm trong việc chấp hành hiệu lệnh tín đèn tín hiệu giao thông.
Tuy nhiên, việc không chạy khi đèn xanh của người tham gia giao thông có thể vi phạm quy định tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008 về việc dừng, đổ xe.
Ngoài ra, hành vi trên cũng có thể được xem là hành vi gây cản trở giao thông thuộc các hành vi bị cấm khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 vì có thể sẽ chắn lối đi của các phương tiện khác, gây ách tắc giao thông.
Người tham gia giao thông không chạy khi đèn xanh thì có phạm lỗi không chấp hành đèn tín hiệu giao thông không? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe máy không chạy khi đèn xanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị thay thế bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
...
Như vậy, theo quy định trên người tham gia giao thông không chạy khi đèn xanh mà gây cản trở giao thông có thể sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với hành vi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?