Khoảng cách tối thiểu nhìn thấy đèn tín hiệu là bao nhiêu? Đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn ít nhất bao lâu?

Tôi muốn hỏi khoảng cách tối thiểu nhìn thấy đèn tín hiệu là bao nhiêu? - câu hỏi của chị Quỳnh (Đồng Xuân)

Khoảng cách tối thiểu nhìn thấy đèn tín hiệu là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục A Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có quy định về khoảng cách tối thiểu để nhìn thấy đèn tín hiệu như sau:

Bảng A.1. Khoảng cách tối thiểu nhìn thấy đèn tín hiệu

Tốc độ V85 (km/h)

Khoảng cách nhìn thấy nhỏ nhất (m)

30

50

40

65

50

85

60

110

70

140

80

165

90

195

Đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn ít nhất bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục A Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có quy định như sau:

A.2 Một số quy định khi sử dụng hệ thống đèn tín hiệu
- Thời gian đèn xanh tối thiểu cho một hướng giao thông ít nhất là 15 giây;
- Đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn dài ít nhất là 7 giây. Khi lưu lượng người đi bộ thấp và bề rộng đường hẹp 2 làn xe và không là đường ưu tiên thì có thể giảm bớt chu kỳ đèn ngắn hơn nhưng không ít hơn 4 giây. Chú ý, tốc độ của người đi bộ sang đường tính bằng 1,2 m/s, nếu nơi bố trí dành cho người khuyết tật qua đường sẽ phải tính tốc độ của người sang đường thấp hơn 1,2 m/s và căn cứ vào thị sát để đặt chu kỳ đèn cho phù hợp.
Để trợ giúp người đi bộ sang đường nhất là người khiếm thị, khiếm thính hoặc khuyết tật người ta còn sử dụng thiết bị cảm biến thụ động hoặc nút ấn. Thiết bị nút ấn dành cho người đi bộ sang đường bao gồm nút ấn, đèn nhấp nháy đặt chung trên một cột ở vị trí thuận lợi trên vỉa hè ngay vị trí bắt đầu dành cho người đi bộ sang đường. Thiết bị nút ấn còn trang bị bộ phận phát âm thanh để báo nơi đặt thiết bị nút ấn, âm thanh dễ nhận biết có chu kỳ 0,15 giây và lặp lại sau 1 giây, âm thanh có thể nghe thấy từ cự ly 1,8 m đến 3,7 m và âm lượng không thấp hơn 5 dB nhưng không cao hơn 89 dB và sẽ bị vô hiệu hóa khi chu kỳ đèn nhấp nháy kết thúc. Khi đặt thiết bị nút ấn phải khảo sát thực địa để bố trí phù hợp.
- Sử dụng đèn tín hiệu có đường kính 300 mm ở những đường có tốc V85 từ 60 km/h trở lên và ở nơi thường xuyên không có người điều khiển giao thông, nơi có nhiều người già tham gia giao thông;

Theo như quy định trên, Đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn dài ít nhất là 7 giây.

Khi lưu lượng người đi bộ thấp và bề rộng đường hẹp 2 làn xe và không là đường ưu tiên thì có thể giảm bớt chu kỳ đèn ngắn hơn nhưng không ít hơn 4 giây.

Khoảng cách tối thiểu nhìn thấy đèn tín hiệu là bao nhiêu? Đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn dài ít nhất bao nhiêu?

Khoảng cách tối thiểu nhìn thấy đèn tín hiệu là bao nhiêu? Đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn dài ít nhất bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Có các dạng đèn tín hiệu nào?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục A Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định có các dạng đèn tín hiệu sau:

- Dạng đèn 1 Kiểu 1 là dạng đèn thường dùng, có 3 đèn tín hiệu xanh - vàng - đỏ. Ngoài ra còn các kiểu 2, 3, 4 các loại đèn báo hiệu cho phép ngoài đèn chính còn đèn mũi tên báo hiệu cho phép xe đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải, quay đầu.

- Dạng đèn 2 bao gồm các kiểu đèn ba màu hình mũi tên nhằm điều khiển các phương tiện theo các hướng cụ thể.

- Dạng đèn 3: Bên trái là đèn 2 mũi gạch chéo màu đỏ, bên phải là đèn mũi tên màu xanh. Khi tín hiệu màu đỏ sáng, các phương tiện phải dừng lại, khi đèn màu xanh sáng, các phương tiện được phép đi theo hướng mũi tên.

d) Dạng đèn 4: Đèn tín hiệu 2 màu, xanh và đỏ. Kiểu 1 là đèn dạng đứng: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới; Kiểu 2 là đèn dạng nằm ngang: đèn đỏ bên trái, đèn xanh bên phải. Tín hiệu màu đỏ các phương tiện dừng lại, tín hiệu màu xanh các phương tiện được đi.

- Dạng đèn 5: Đèn tín hiệu một màu đỏ. Kiểu 1 là đèn tròn, kiểu 2 là đèn chữ thập. Khi đèn sáng cấm đi, đặt phía sau nút giao theo chiều đi.

- Dạng đèn 6 gồm 4 tín hiệu màu trắng có đường kính từ 80 mm đến 100 mm: bảng bố trí đèn tín hiệu.

- Dạng đèn 7 là đèn tín hiệu điều khiển người đi bộ, người đứng màu đỏ, người đi màu xanh. Khi tín hiệu đỏ sáng, người đi bộ không được phép đi, khi tín hiệu xanh sáng, người đi bộ được phép đi trong phần đường dành cho người đi bộ. Kiểu 1: Tín hiệu đỏ bên trái, tín hiệu xanh bên phải; Kiểu 2: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới

- Dạng đèn 8 là đèn đếm lùi dùng để hỗ trợ cho các phương tiện giao thông biết thời gian có hiệu lực của tín hiệu đèn. Chữ số trên đèn đếm lùi phải hiện thị được ở 2 trạng thái màu xanh và màu đỏ. Khi tín hiệu xanh, chữ số màu xanh, khi tín hiệu đỏ, chữ số màu đỏ. Kiểu 1 thường sử dụng cho đèn ở vị trí thấp, kiểu 2 dùng cho đèn ở vị trí cao hoặc ở phía bên kia nút giao.

- Dạng đèn 9 là đèn sử dụng để cảnh báo nguy hiểm: đèn nhấp nháy có dạng hình tròn hoặc đèn hình chữ có nội dung cảnh báo nguy hiểm. Nội dung của chữ có thể thay đổi tùy theo yêu cầu cần cảnh báo. Chu kỳ nháy của đèn phải phù hợp để gây chú ý nhưng vẫn phải cho người điều khiển phương tiện đọc được nội dung cần cảnh báo.

- Ngoài các dạng đèn nêu trên, còn có thể sử dụng đèn mũi tên kết hợp hình một loại phương tiện để điều khiển, chỉ dẫn một loại phương tiện cụ thể.

- Với các dạng đèn đã nêu, có thể bố trí các tín hiệu khác nhau (xanh, vàng, đỏ) trên cùng một bóng đèn nhưng phải đảm bảo một tín hiệu màu duy nhất, rõ ràng trên mặt đèn ở từng thời điểm trong chu kỳ của đèn.

- Kích thước của đèn từ 200mm đến 300mm với các đèn tín hiệu chính. Với các đèn có số, chữ và hình phương tiện tham gia giao thông có thể điều chỉnh phù hợp để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết.

Đèn tín hiệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo quy định mới nhất, khi đèn tín hiệu xanh nhưng không đi thì người điều khiển xe máy, xe ô tô có bị phạt tiền không?
Pháp luật
Người điều khiển xe máy không chạy khi đèn xanh thì có được xem là gây cản trở giao thông không?
Pháp luật
Khoảng cách tối thiểu nhìn thấy đèn tín hiệu là bao nhiêu? Đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn ít nhất bao lâu?
Pháp luật
Đèn xanh người lái xe máy không chạy có vi phạm hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông hay không? Nếu có thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Để đảm bảo được an toàn của người tham gia giao thông thì đèn tín hiệu nên được đặt ở vị trí và độ cao như thế nào mới đúng chuẩn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đèn tín hiệu
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
830 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đèn tín hiệu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào