Người điều động người không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn chết 05 người có được xem là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
- Điều động người không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn chết người có bị phạt tù hay không?
- Người điều động người không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn chết 05 người có được xem là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
- Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả có được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Điều động người không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn chết người có bị phạt tù hay không?
Hành vi điều động người không có giấy phép lái xe điều khiển các phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn chết người được quy định tại Điều 263 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 75 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật mà vẫn điều động người đó điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
...
Theo đó, người nào có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe mà vẫn điều động người đó điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm trong trường hợp làm chết 01 người;
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp làm chết 02 người;
- Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm trong trường hợp làm chết 03 người trở lên.
Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Người điều động người không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn chết 05 người có được xem là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
Việc phân loại tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
...
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
...
Theo đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, người điều động người không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn chết 05 người không được xem là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là phạt tù từ 05 năm đến 12 năm).
Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả có được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệ hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
...
Theo đó, tự nguyện bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả có thể xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?