Người đang tham gia hoạt động chữ thập đỏ nhưng bị tai nạn thì có được hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa theo bảo hiểm y tế hay không?

Anh tôi là thành viên trong Hội chữ thập đỏ của phường. Hôm qua khi đang thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ, anh tôi bị tai nạn khá nặng. Vậy anh tôi có được hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa theo bảo hiểm y tế hay không? Nguồn kinh phí, hồ sơ, thủ tục hỗ trợ chi phí y tế cho người gặp tai nạn khi đang tham gia hoạt động chữ thập đỏ trực tiếp được quy định như thế nào?

Người đang tham gia hoạt động chữ thập đỏ nhưng bị tai nạn thì có được hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa theo bảo hiểm y tế hay không?

Người đang tham gia hoạt động chữ thập đỏ nhưng bị tai nạn

Người đang tham gia hoạt động chữ thập đỏ nhưng bị tai nạn thì có được hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa theo bảo hiểm y tế hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 03/2011/NĐ-CP, trường hợp người đang tham gia hoạt động chữ thập đỏ mà bị tai nạn được quy định như sau:

"Điều 3. Chính sách đối với người tham gia hoạt động chữ thập đỏ
...
2. Người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe thì được hỗ trợ:
a) Chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; nếu thu nhập của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
3. Người đang trực tiếp thực hiện hoạt động chữ thập đỏ dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân, nếu bị thiệt hại về tính mạng thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ; nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh, nếu bị thương làm giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 21% thì được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành."

Theo đó, người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ mà bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe thì sẽ được hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-BYT như sau:

"Điều 3. Hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với người bị tai nạn
1. Đối với người bị tai nạn có tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí y tế cho cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với người bị tai nạn được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Đối với người bị tai nạn không tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút bằng mức hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế."

Theo quy định này, quỹ bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, anh của bạn khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ mà gặp tại nạn trực tiếp, dẫn đến thiệt hại về sức khỏe thì sẽ chia làm 02 trường hợp:

- Nếu có bảo hiểm y tế: việc thanh toán chi phí y tế cho cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với người bị tai nạn được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Nếu không tham gia bảo hiểm y tế: được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Nguồn kinh phí chi trả khi người trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn được lấy từ đâu?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 03/2011/NĐ-CP, nguồn kinh phí được quy định như sau:

"4. Nguồn kinh phí, quy trình, thủ tục và hồ sơ hưởng chế độ khi người trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe:
a) Chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút:
- Trường hợp người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ có tham gia bảo hiểm y tế: được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Trường hợp người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ không tham gia bảo hiểm y tế: ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng mức thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế. Nguồn kinh phí thực hiện theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
c) Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan quy định quy trình, thủ tục, hồ sơ, mức hỗ trợ người trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ quy định tại khoản 2 Điều này."

Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ chi phí y tế cho người gặp tai nạn khi đang tham gia hoạt động chữ thập đỏ trực tiếp được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-BYT, hồ sơ, thủ tục hỗ trợ chi phí y tế và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút cụ thể như sau:

(1) Hồ sơ do Hội Chữ thập đỏ lập, gồm:

a) Công văn đề nghị thẩm định của Hội Chữ thập đỏ (bản chính);

b) Biên bản xác nhận tình trạng của người bị tai nạn do Hội Chữ thập đỏ lập có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn hoặc cơ quan công an nơi xảy ra tai nạn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi qua đường bưu điện, bản phô tô và bản chính để đối chiếu nếu gửi trực tiếp);

c) Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả với người lao động tham gia bảo hiểm y tế (bản chính hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi qua đường bưu điện, bản phô tô và bản chính để đối chiếu nếu gửi trực tiếp);

d) Văn bản, giấy tờ hợp lệ về thu nhập thực tế theo tiền lương, tiền công hằng tháng của người bị tai nạn có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút (bản chính hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi qua đường bưu điện, bản phô tô và bản chính để đối chiếu nếu gửi trực tiếp), gồm: Hợp đồng lao động, quyết định nâng lương của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động hoặc bản kê có thu nhập thực tế của người bị tai nạn và các giấy tờ chứng minh thu nhập thực tế hợp pháp khác (nếu có).

(2) Thủ tục:

a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày người bị tai nạn đã được cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút; Hội Chữ thập đỏ quản lý người bị tai nạn lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng địa bàn để thẩm định;

b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan có liên quan thẩm định và có văn bản trả lời Hội Chữ thập đỏ;

c) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Chữ thập đỏ xem xét, chi trả chi phí. Trường hợp không đồng ý, có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Như vậy, người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ mà bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe thì sẽ được hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút theo quy định của pháp luật hiện hành. Nguồn kinh phí, hồ sơ và thủ tục hỗ trợ chi phí y tế được nêu cụ thể như trên.

Hoạt động chữ thập đỏ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học sẽ có những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ là gì? Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ về những nội dung gì?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động chữ thập đỏ trong trường học được lấy từ kinh phí hoạt động của nhà trường hay của Hội Chữ thập đỏ?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ trợ giúp thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại trường học như thế nào?
Pháp luật
Khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ thì thanh thiếu niên sẽ có được quyền hạn gì? Cán bộ, giáo viên có nhiệm vụ nào trong hoạt động chữ thập đỏ?
Pháp luật
Cơ quan nào phải báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Hội chữ thập đỏ được phép thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ cho những bệnh nhân gặp khó khăn hay không?
Pháp luật
Việc đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ trong trường học nhằm mục đích gì theo quy định hiện nay? Những cấp trường học nào cần đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ?
Pháp luật
Biểu tượng chữ thập đỏ có nền màu gì? Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp được quy định thế nào?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước có hỗ trợ cho nguồn lực hoạt động chữ thập đỏ để thực hiện các chức năng trên thực tế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động chữ thập đỏ
963 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động chữ thập đỏ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào