Người đang đi cai nghiện bắt buộc có được về chịu tang mẹ không? Quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì xử lý như thế nào?

Người đang đi cai nghiện bắt buộc có được về chịu tang mẹ không? Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang đối với người đang cai nghiện bắt buộc như thế nào? Em của tôi đang đi cai nghiện bắt buộc, mẹ tôi hiện đang cấp cứu, sức khỏe yếu sợ rằng sẽ không qua khỏi, liệu gia đình có thể xin cho em tôi về chịu tang nếu mẹ tôi mất không?

Người đang đi cai nghiện bắt buộc có được về chịu tang mẹ không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về chế độ chịu tang như sau:

1. Khi bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa là 05 ngày, không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp không may mẹ bạn qua đời thì em bạn được pháp về chịu tang và thời gian về chịu tang là không quá 5 ngày, sẽ không bao gồm thời gian đi đường và thời gian về chịu tang này vẫn sẽ được tính vào thời gian chấp hành quyết định.

Người đang đi cai nghiện bắt buộc có được về chịu tang mẹ không?

Người đang đi cai nghiện bắt buộc có được về chịu tang mẹ không?

Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang đối với người đang cai nghiện bắt buộc như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về chế độ chịu tang như sau:

2. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang:
a) Gia đình người cai nghiện làm đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: họ tên, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với người cai nghiện, thời gian đề nghị cho người cai nghiện được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để người cai nghiện sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang theo Mẫu số 48 Phụ lục II Nghị định này.
b) Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.
Quyết định cho phép về chịu tang phải gồm các nội dung: họ tên, thời gian được về chịu tang; trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa trả về cơ sở cai nghiện, quản lý người cai nghiện trong thời gian về chịu tang. Quyết định được gửi cho gia đình người cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và lưu trong hồ sơ người cai nghiện theo Mẫu số 49 Phụ lục II Nghị định này.”

Trường hợp mẹ bạn không qua khỏi thì gia đình bạn có thể làm đơn đề nghị cho em bạn về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi em bạn cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung theo quy định nêu trên. Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang. Quyết định này được gửi cho gia đình và Ủy ban nhân dân xã nơi em bạn cư trú để phối hợp quản lý và lưu hồ sơ.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP còn quy định:

3. Gia đình người cai nghiện có trách nhiệm đón người cai nghiện về và bàn giao người cai nghiện lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa, đón người cai nghiện do gia đình người cai nghiện chi trả. Việc giao và nhận người cai nghiện giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ của người cai nghiện.”

Quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về chế độ chịu tang như sau:

4. Cơ sở cai nghiện phải kiểm tra sức khỏe, tình trạng sử dụng ma túy khi tiếp nhận người cai nghiện. Trường hợp quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định về truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn như sau:

1. Người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng theo Mẫu số 41 Phụ lục II Nghị định này.
2. Người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn nhưng không tự nguyện chấp hành việc trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an cấp huyện áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm tiếp tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Như vậy, khi quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định nêu trên.

Cai nghiện bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người cai nghiện bắt buộc có được đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng không?
Pháp luật
Người đang đi cai nghiện bắt buộc có được về chịu tang mẹ không? Quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Quy định về tạm đình chỉ chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo Pháp lệnh mới?
Pháp luật
Học sinh THPT có được hoãn việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu đã đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang người thân là mẫu nào?
Pháp luật
Người cai nghiện bắt buộc chấp hành xong quyết định cai nghiện thì có được hỗ trợ tiền ăn khi di chuyển về nơi cư trú không?
Pháp luật
Chủ hộ kinh doanh bị bắt đi cai nghiện bắt buộc thì Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh liệu có bị thu hồi hay không? Quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh như nào?
Pháp luật
Hiện nay quy định nếu sử dụng ma tuý lần đầu có phải đi cai nghiện bắt buộc không? Có được phép cai nghiện tại nhà hay không?
Pháp luật
Người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong những trường hợp nào? Người cai nghiện được gặp người thân bao nhiêu lần trong một tuần?
Pháp luật
Hoàn cảnh gia đình khó khăn có được xin giảm thời gian cai nghiện bắt buộc không? Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cai nghiện bắt buộc
6,170 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cai nghiện bắt buộc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào