Người đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có được ra quyết định truy nã không?
- Người đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có được ra quyết định truy nã không?
- Người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam bỏ trốn thì cơ quan nào có quyền ra quyết định truy nã?
- Trường hợp cơ quan điều tra bắt được người bị truy nã thì có được ra quyết định tạm giữ người đó không?
Người đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có được ra quyết định truy nã không?
Việc truy nã người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn được quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Truy nã trong giai đoạn thi hành án
...
5. Người bị kết án tử hình trong khi chờ quyết định thi hành án mà trốn trại tạm giam thì Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người bị kết án tử hình bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
6. Người đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn, thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã.
...
Theo quy định, trường hợp người đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn, thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức ngay lực lượng truy bắt.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã.
Như vậy, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện không có thẩm quyền ra quyết định truy nã mà chỉ có trách nhiệm tổ chức truy bắt người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn.
Người đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có được ra quyết định truy nã không? (Hình từ Internet)
Người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam bỏ trốn thì cơ quan nào có quyền ra quyết định truy nã?
Thẩm quyền ra quyết định truy nã được quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Truy nã trong giai đoạn thi hành án
...
3. Người đã hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng người này bỏ trốn thì Tòa án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù về cư trú ra quyết định truy nã.
4. Người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam bỏ trốn thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
...
Như vậy, theo quy định, khi người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam bỏ trốn thì Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã.
Lưu ý: Việc ra quyết định truy nã chỉ được thực hiện khi hết thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả.
Trường hợp cơ quan điều tra bắt được người bị truy nã thì có được ra quyết định tạm giữ người đó không?
Việc xử lý khi bắt được người bị bắt theo quyết định truy nã được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Xử lý khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã
1. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã (kể cả trường hợp người bị truy nã ra đầu thú), Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã phải lấy lời khai người bị bắt (lập danh bản, chỉ bản, chụp ảnh người bị bắt) và gửi ngay thông báo (kèm danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt) cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để đến nhận người bị bắt.
2. Trường hợp xét thấy cơ quan ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt ra quyết định tạm giữ và gửi ngay quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận người bị bắt thì chậm nhất trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt phải chuyển hồ sơ kèm theo Công văn đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp gia hạn tạm giữ đối với người bị bắt. Thời hạn gia hạn tạm giữ và việc xét phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Bộ luật tố tụng hình sự.
...
Như vậy, theo quy định, khi cơ quan điều tra bắt được đối tượng bị truy nã và gửi thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nhưng xét thấy cơ quan ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan điều tra có quyền ra quyết định tạm giữ người này.
Đồng thời phải gửi ngay quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
- Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
- Tòa án có được hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tòa án cấp nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận?
- Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?