Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
- Người dân tộc thiểu số học theo chế độ cử tuyển có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
- Chỉ tiêu cử tuyển đối với người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào đại học quy định những gì?
Người dân tộc thiểu số học theo chế độ cử tuyển có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển như sau:
"Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển
1. Người học theo chế độ cử tuyển có những quyền sau đây:
a) Được thông tin đầy đủ về chế độ cử tuyển;
b) Được cấp học bổng, miễn học phí và hường các chế độ ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian đào tạo;
c) Được tiếp nhận hồ sơ để xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
2. Người học theo chế độ cử tuyển có những nghĩa vụ sau đây:
a) Cam kết trước khi được cử tuyển và chấp hành sự cam kết với cơ quan cứ đi học trở về làm việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp;
b) Chấp hành các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của các cơ sở giáo dục; hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
c) Bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này."
Người dân tộc thiểu số học theo chế độ cử tuyển thì có những quyền và nghĩa vụ như trên. Bạn tham khảo thêm để biết thông tin chi tiết.
Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
"Điều 6. Tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển
1. Tiêu chuẩn chung
a) Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;
b) Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;
c) Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
2. Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều này, người học được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
a) Tốt nghiệp trung học phổ thông;
b) Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
c) Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên;
d) Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
..."
Như vậy, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào đại học ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại khoản 1 trên thì phải đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể đối với chế độ người học được cử tuyển vào đại học.
Chỉ tiêu cử tuyển đối với người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào đại học quy định những gì?
Về chỉ tiêu cử tuyển đối với người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được căn cứ theo Điều 7 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
"Điều 7. Chỉ tiêu cử tuyển
1. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu cử tuyển
a) Chỉ tiêu cử tuyển được xác định theo từng năm và được cơ quan có thẩm quyền giao theo từng ngành nghề, trình độ đào tạo;
b) Chỉ tiêu cử tuyển do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xây dựng và đề xuất.
2. Căn cứ đề xuất chỉ tiêu cử tuyển
a) Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức;
b) Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức;
c) Căn cứ vào kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có đối tượng cử tuyển quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
3. Quy trình xây dựng chỉ tiêu cử tuyển
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo đề xuất chỉ tiêu cử tuyển lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo đề xuất chỉ tiêu cử tuyển lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo đề xuất của các địa phương và các quy định tại khoản 2 Điều này để xây dựng, đề xuất chỉ tiêu cử tuyển lên trung ương.
4. Đề xuất chỉ tiêu cử tuyển
Hằng năm, trong thời hạn tháng 5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình đề nghị phê duyệt chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề đào tạo trình độ đại học, cao đẳng sư phạm với Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).
5. Phê duyệt và giao chỉ tiêu cử tuyển
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc xét và giao chỉ tiêu cử tuyển cho Ủy ban nhân dân các tỉnh;
b) Thời hạn phê duyệt và giao chỉ tiêu cử tuyển chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày cơ quan chủ trì nhận đủ hồ sơ trình đề nghị phê duyệt chỉ tiêu cử tuyển."
Theo đó, chỉ tiêu cử tuyển cần đảm bảo những yêu cầu về nguyên tắc xác định chỉ tiêu cử tuyển, căn cứ đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, quy trình xây dựng chỉ tiêu cử tuyển, đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, phê duyệt và giao chỉ tiêu cử tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?