Người đại diện Tổng công ty lương thực miền Bắc có được tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty không?
- Người lao động là người nước ngoài có được làm người đại diện của Tổng công ty lương thực miền Bắc hay không?
- Người đại diện Tổng công ty lương thực miền Bắc có được tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty không?
- Người đại diện tại các doanh nghiệp mà Tổng công ty lương thực miền Bắc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Người lao động là người nước ngoài có được làm người đại diện của Tổng công ty lương thực miền Bắc hay không?
Căn cứ Điều 62 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của Người đại diện như sau:
Tiêu chuẩn của Người đại diện
Người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí chức danh được cử làm đại diện.
3. Đủ năng lực hành vi dân sự; đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật.
5. Không thuộc một trong các trường hợp như:
a) Đang trong thời gian bị cấm đảm nhiệm chức vụ, chức danh;
b) Đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử;
c) Đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật từ khiển trách trở lên.
6. Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
7. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
8. Không là cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, con, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh, em rể, chị, em dâu của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty.
9. Không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty, trừ trường hợp có cả phần ở công ty được cổ phần hóa.
Theo quy định thì người đại diện của Tổng công ty lương thực miền Bắc phải là công dân Việt nam, đang thường trú tại Việt Nam và đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định nêu trên.
Như vậy, người lao động là người nước ngoài sẽ không được làm người đại diện của Tổng công ty lương thực miền Bắc.
Người đại diện Tổng công ty lương thực miền Bắc có được tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty không? (Hình từ Internet)
Người đại diện Tổng công ty lương thực miền Bắc có được tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty không?
Căn cứ Điều 60 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định về người đại điện Tổng công ty lương thực miền Bắc như sau:
Người đại diện
1. Người đại diện do Hội đồng thành viên Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc. Nhiệm kỳ của người đại diện không quá 05 năm và phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên hoặc Ban kiểm soát của doanh nghiệp khác. Người đại diện có thể bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng lại.
2. Trường hợp Tổng công ty đồng thời cử nhiều đại diện tại một doanh nghiệp thì phải quy định cụ thể tỷ lệ vốn góp cho người nắm giữ và phân công người phụ trách chung.
3. Người đại diện được tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc của các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty mà người đó được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ của công ty đó.
Theo đó, người đại điện Tổng công ty lương thực miền Bắc có được tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty mà người đó được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp.
Tuy nhiên, người đại diện cần phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ của công ty đó.
Người đại diện tại các doanh nghiệp mà Tổng công ty lương thực miền Bắc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 61 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP thì người đại diện tại các doanh nghiệp mà Tổng công ty lương thực miền Bắc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ sau:
(1) Người đại diện được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của Tổng công ty có trách nhiệm tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ được Tổng công ty giao khi quyết định những nội dung sau đây:
- Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
- Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty;
- Tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
- Đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát.
Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp.
Thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc công ty;
- Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm;
- Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
- Chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng huy động vốn có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty; chủ trương vay nợ nước ngoài của công ty;
- Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm;
- Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của công ty.
(2) Báo cáo kịp thời cho Tổng công ty về việc công ty hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?