Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư có bắt buộc phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng đó không?
Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư có bắt buộc phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng đó không?
Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 123/2013/NĐ-CP như sau:
Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
...
2. Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng luật sư, công ty luật.
Văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi người đại diện theo pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi, phải gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người dự kiến là đại diện theo pháp luật đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư, công ty luật;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người dự kiến là đại diện theo pháp luật.
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật luật sư.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng luật sư đó.
Trường hợp văn phòng luật sư thay đổi người đại diện theo pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi, phải gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư có bắt buộc phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng đó không? (Hình từ Internet)
Văn phòng luật sư được tổ chức và hoạt động theo loại hình nào?
Mô hình tổ chức và hoạt động của văn phòng luật sư được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư 2006 như sau:
Văn phòng luật sư
1. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
2. Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư.
Văn phòng luật sư có được chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn không?
Việc Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2013/NĐ-CP như sau:
Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
1. Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ chuyển đổi văn phòng luật sư được gửi đến Sở Tư pháp nơi công ty luật đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật chuyển đổi;
c) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
d) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật chuyển đổi;
đ) Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?