Người đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên có được cấp Giấy chứng nhận lương y không?
- Người đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên có được cấp Giấy chứng nhận lương y không?
- Điều kiện để người đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên được cấp Giấy chứng nhận lương y như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y?
Người đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên có được cấp Giấy chứng nhận lương y không?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT quy định đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y như sau:
Đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y
1. Đối tượng đã được chuẩn hóa lương y có đủ các chứng chỉ học phần nhưng chưa được kiểm tra sát hạch theo Thông tư số 13/1999/TT-BYT ngày 06 tháng 7 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y, dược cổ truyền (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/1999/TT-BYT) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
2. Đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là lương y chuyên sâu trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
3. Đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
4. Đối tượng đã được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế tỉnh) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, y học cổ truyền, trang thiết bị y tế tư nhân có phạm vi hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định tại Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2007/TT-BYT) nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp Giấy chứng nhận là lương y.
5. Đối tượng đặc cách đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên.
6. Đối tượng có đủ các chứng chỉ học phần quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này và đã đạt kết quả qua kỳ kiểm tra sát hạch cuối khóa chuẩn hóa lương y do Bộ Y tế tổ chức theo quy định tại Thông tư số 13/1999/TT-BYT nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận là lương y.
Như vậy, người đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên là đối tượng được đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y.
Điều kiện để người đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên được cấp Giấy chứng nhận lương y như thế nào?
Điều kiện để người đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên được cấp Giấy chứng nhận là lương y (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 29/2015/TT-BYT thì điều kiện được cấp Giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng đặc cách đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên như sau:
- Về hiểu biết lý luận y dược học cổ truyền:
Có giấy xác nhận đã tham dự lớp bồi dưỡng về y học cổ truyền do viện, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y, Hội Châm cứu tỉnh trở lên, các trường chuyên ngành y, dược với tổng thời gian từ đủ 6 tháng trở lên trước ngày 26/11/2015.
- Về kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền:
+ Nếu người hành nghề làm việc tại Trạm y tế xã thì phải được Trưởng Trạm y tế xã xác nhận bằng văn bản.
Căn cứ để xác nhận dựa vào hợp đồng lao động hoặc giấy tờ khác chứng minh đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên, không có sai sót về chuyên môn và được người bệnh tín nhiệm.
+ Nếu hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân thì ngoài việc được xác nhận của Trưởng trạm y tế xã, người hành nghề còn phải được người đứng đầu cơ sở đó xác nhận.
+ Trưởng Trạm y tế xã, người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh nêu trên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận của mình.
- Về việc xác nhận ý kiến đồng ý của Hội Đông y:
Được Hội Đông y tỉnh xác nhận bằng văn bản về phạm vi hoạt động chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
- Có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên tính đến ngày 26/11/2015.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y
1. Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y cho đối tượng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 1 Thông tư này.
2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y cho đối tượng quy định tại Khoản 1, 4, 5 và 6 Điều 1 Thông tư này trên địa bàn quản lý.
Theo đó, người đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên là đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT nên thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y thuộc về Giám đốc Sở Y tế cấp tỉnh trên địa bàn người tham gia khám chữa bệnh này hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?