Người có thẩm quyền xử phạt thì có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành? Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm các biện pháp nào?

Tôi đang viết tiểu luận liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính nên có một số thắc mắc sau: Trường hợp nào phải thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Cưỡng chế thi hành? Quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm các biện pháp nào? Người có thẩm quyền xử phạt thì có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành?

Trường hợp nào phải thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì sẽ phải cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm:

"Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này
....”

Theo đó các trường hợp nào phải thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông.

Người có thẩm quyền xử phạt thì có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành?

Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành

Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm các biện pháp nào?

Tại khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

"Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này."

Theo đó các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Người có thẩm quyền xử phạt thì có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành?

Căn cứ Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi khoản 44 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:

“Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
e) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
g) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
h) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
i) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;
k) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này;
l) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa;
m) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
n) Kiểm toán trưởng;
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
3. Người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành quy định tại Điều 71 của Luật này ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo cấp trên của mình ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính."

Như trong quy định về lập biên bản thì có nêu người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì được ra quyết định lập biên bản. Tuy nhiên, trong nội dung về thẩm quyền thì không có quy định nào là người ra quyết định xử phạt thì có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế mà chỉ quy định chung về thẩm quyền nêu trên.

Ở đây, theo quan điểm của người nghiên cứu nếu người vừa có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vừa có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thì có thể sẽ ra được ra quyết định cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt của mình. Vẫn có trường hợp quyết định cưỡng chế nhằm thi hành quyết định xử phạt của những chức danh khác chứ không phải để thi hành quyết định xử phạt của mình như trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt nhưng không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày? Người ra quyết định xử phạt hành chính có phải gửi quyết định xử phạt đến người vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có tính cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ hay không?
Pháp luật
Cố tình không nhận quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì có được coi là quyết định đã được giao?
Pháp luật
Dự trù kinh phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được lập dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Không chấp nhận việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chi phí cho việc cưỡng chế do ai chi trả?
Pháp luật
Mẫu mới nhất Quyết định hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Mẫu mới nhất Quyết định tạm đình chỉ/chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Mẫu Quyết định đính chính quyết định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính năm 2022 như thế nào?
Pháp luật
Có phải niêm yết quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi đã gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận không?
Pháp luật
Có được gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không? Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
15,605 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào