Người có hành vi đặt vật cản ngăn dòng chảy tự nhiên phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác bị phạt thế nào?

Có được đặt vật cản, chướng ngại vật gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối hay không? Người có hành vi đặt vật cản ngăn dòng chảy tự nhiên phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác bị phạt thế nào?

Có được đặt vật cản, chướng ngại vật gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại, xả khí thải độc hại vào nguồn nước.
2. Xả nước thải vào nguồn nước dưới đất; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải vào nguồn nước mặt, nước biển.
3. Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
4. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.
5. Lấn, lấp sông, suối, kênh, mương, rạch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ chứa, kênh, mương, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục.
6. Khai thác trái phép cát, sỏi, bùn, đất và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, trong hành lang bảo vệ nguồn nước; khoan, đào, xây dựng nhà cửa, công trình, vật kiến trúc và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ.
...

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ chứa, kênh, mương, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục, nếu cá nhân tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Người có hành vi đặt vật cản ngăn dòng chảy tự nhiên phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác bị phạt thế nào?

Người có hành vi đặt vật cản ngăn dòng chảy tự nhiên phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác bị phạt thế nào? (Hình từ Internet)

Người có hành vi đặt vật cản ngăn dòng chảy tự nhiên phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác bị phạt thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Vi phạm các quy định về bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đặt vật cản, chướng ngại vật, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh rạch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng, bè không phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật gây cản trở dòng chảy.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, xây dựng công trình, vật kiến trúc nổi trên sông, xây dựng cầu, cảng sông, bến tàu phà tiếp nhận tàu và các công trình thủy khác trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc trong lòng, bờ, bãi sông, hồ không phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật gây cản trở dòng chảy.
...
7. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều này thuộc kênh, rạch của hệ thống công trình thủy lợi áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại Điều này gây ra;
b) Buộc phá dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc phá dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật thể trên phần diện tích lấn sông đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 6 Điều này.

Như vậy, nếu người có hành vi đặt vật cản, chướng ngại vật, trồng cây ngăn dòng chảy tự nhiên ở các sông, suối, hồ, kênh rạch phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, ngoài việc bị phạt tiền thì người đặt vật cản, chướng ngại vật, trồng cây ngăn dòng chảy tự nhiên ở các sông, suối, hồ, kênh rạch phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác còn bị áp dụng các hình thức xử phạt khác, cụ thể:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;

- Buộc phá dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm;

Lưu ý: Đối với hành vi vi phạm đặt vật cản, chướng ngại vật, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước thuộc kênh, rạch của hệ thống công trình thủy lợi áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi.

Điều tra cơ bản tài nguyên nước gồm những hoạt động nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước như sau:

Theo đó, việc điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:

(1) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;

(2) Kiểm kê tài nguyên nước;

(3) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;

(4) Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước; xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định;

(5) Đo đạc mặt cắt sông, suối; đánh giá diễn biến sạt lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, khảo sát phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước;

(6) Xây dựng kịch bản nguồn nước; báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ có liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

Tài nguyên nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người có hành vi đặt vật cản ngăn dòng chảy tự nhiên phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác bị phạt thế nào?
Pháp luật
3 nội dung chính của kế hoạch khai thác sử dụng nước của các ngành có khai thác sử dụng nước bao gồm những gì?
Pháp luật
Kịch bản nguồn nước được xây dựng trên cơ sở nào? Nội dung chính của Kịch bản nguồn nước bao gồm những gì?
Pháp luật
Lịch cúp nước quận Bình Thạnh TP HCM ngày 23 4 2025? Chức năng nguồn nước theo quy định của pháp luật thế nào?
Pháp luật
Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Pháp luật
3 Nội dung hợp tác quốc tế về tài nguyên nước? Ai có quyền chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên nước?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về tài nguyên nước gồm những nội dung nào? Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước có được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước không?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được quy định thế nào theo quy định?
Pháp luật
Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây sụt lún đất đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên nước
6 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào