Người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng có thể vừa bị phạt cảnh cáo vừa bị phạt tiền không? Khi phát hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự Kiểm sát viên trong có trách nhiệm gì?
- Người tố giác tội phạm vắng mặt trong phiên xét xử vụ án hình sự có bị xem là hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự không?
- Người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng có thể vừa bị phạt cảnh cáo vừa bị phạt tiền không?
- Khi phát hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự Kiểm sát viên trong có trách nhiệm gì?
Người tố giác tội phạm vắng mặt trong phiên xét xử vụ án hình sự có bị xem là hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự không?
Người tố giác tội phạm vắng mặt trong phiên xét xử vụ án hình sự có bị xem là hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự không? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Người tham gia tố tụng
1. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
3. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
4. Người bị bắt.
5. Người bị tạm giữ.
6. Bị can.
7. Bị cáo.
8. Bị hại.
9. Nguyên đơn dân sự.
10. Bị đơn dân sự.
11. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
12. Người làm chứng.
13. Người chứng kiến.
14. Người giám định.
15. Người định giá tài sản.
16. Người phiên dịch, người dịch thuật.
17. Người bào chữa.
18. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
19. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
20. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, người tố giác tội phạm thuộc một trong các trường hợp người tham gia tố tụng hình sự.
Đồng thời căn cứ tại khoản 11 Điều 466 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng như sau:
Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật:
...
11. Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;
Chiếu theo quy định này, người tố giác tội phạm vắng mặt trong phiên xét xử vụ án hình sự bị xem là hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự khi:
(1) Đã được triệu tập nhưng vắng mặt;
(2) Lý do văng mặt không thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan ;
(3) Việc vắng mặt của người tố giác gây trở ngại cho hoạt động tố tụng.
Người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng có thể vừa bị phạt cảnh cáo vừa bị phạt tiền không?
Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định như sau:
Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3. Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, có 02 hình thức phạt chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là phạt cảnh cáo và phạt tiền và tịch thu thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức phạt bổ sung.
Đồng thời theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 sửa đổi khoản 3 Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.”.
Chiếu theo quy định này, hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ chỉ chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền và có thể bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung nếu cần thiết.
Khi phát hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự Kiểm sát viên trong có trách nhiệm gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Xử lý, kiến nghị xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự
1. Người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự quy định tại Điều 466 Bộ luật Tố tụng hình sự thì tùy từng hành vi, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự.
Theo đó, Kiểm sát viên có trách nhiệm báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự khi phát hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?