Người có chức vụ quyền hạn trong quân đội không được thành lập công ty cổ phần trong thời hạn bao lâu kể từ khi thôi việc?
- Người có chức vụ quyền hạn trong quân đội là những đối tượng nào?
- Người có chức vụ quyền hạn trong quân đội không được thành lập công ty cổ phần trong thời hạn bao lâu kể từ khi thôi việc?
- Quy định về thời hạn người có chức vụ quyền hạn trong quân đội không được thành lập công ty cổ phần được dựa trên cơ sở nào?
Người có chức vụ quyền hạn trong quân đội là những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BQP quy định về người có chức vụ quyền hạn như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Người có chức vụ, quyền hạn, là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
b) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
c) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong đơn vị;
d) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
2. Người quản lý doanh nghiệp, là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng, thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
3. Người thôi giữ chức vụ, là người có chức vụ, quyền hạn về một trong các lĩnh vực quy định tại Điều 6 Thông tư này theo quy định của pháp luật, được cấp có thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ hưu, phục viên, chuyên ra khỏi đơn vị Quân đội, thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
Theo quy định trên thì người có chức vụ quyền hạn trong quân đội là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong đơn vị;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Người có chức vụ quyền hạn trong quân đội không được thành lập công ty cổ phần trong thời hạn bao lâu kể từ khi thôi việc?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 80/2021/TT-BQP quy định về thời hạn sau khi thôi việc người có chức vụ quyền hạn trong quân đội không được thành lập doanh nghiệp như sau:
Thời hạn
1. Trong thời gian 12 tháng, kể từ khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, người có chức vụ, quyền hạn trong Quân đội công tác thuộc lĩnh vực được quy định tại Điều 6 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
2. Căn cứ đối tượng thuộc diện quản lý, Cơ quan cán bộ hoặc Cơ quan quân lực chủ trì, phối hợp với Cơ quan thanh tra cùng cấp xác định, tham mưu cho người có thẩm quyền việc áp dụng quy định tại Chương II Thông tư này và ghi trong quyết định thôi giữ chức vụ của người có chức vụ, quyền hạn.
Từ quy định trên thì trong thời gian 12 tháng, kể từ khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, người có chức vụ, quyền hạn trong Quân đội không được thành lập công ty cổ phần.
Người có chức vụ quyền hạn trong quân đội không được thành lập công ty cổ phần trong thời hạn bao lâu kể từ khi thôi việc? (Hình từ Internet)
Quy định về thời hạn người có chức vụ quyền hạn trong quân đội không được thành lập công ty cổ phần được dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BQP quy định về nguyên tắc thực hiện như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Việc thực hiện quy định thời hạn đối với người có chức vụ, quyền hạn trong Quân đội không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ tuân thủ theo các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể cấp ủy, chính ủy, chính trị viên (bí thư) và người chỉ huy các cấp. Chuyển đổi vị trí công tác tiến hành thường xuyên theo kế hoạch, được công bố công khai trong nội bộ đơn vị.
3. Quá trình thực hiện chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan, công tâm, minh bạch, khoa học và phù hợp với nhóm ngành chuyên môn nghiệp vụ trong đơn vị; chông biểu hiện lợi dụng, tiêu cực bè phái, chủ nghĩa cá nhân gây mất đoàn kết nội bộ.
4. Khi thực hiện chuyển đổi vị trí công tác không làm tăng, giảm biên chế của đơn vị.
5. Đối với cán bộ giữ chức vụ chỉ huy quản lý, việc chuyển đổi vị trí công tác thực hiện theo quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trong Quy chế lãnh đạo công tác cán bộ và Quy định về luân chuyển và điều động thực tế cán bộ của Quận ủy Trung ương.
Như vậy, quy định về thời hạn người có chức vụ quyền hạn trong quân đội không được thành lập công ty cổ phần thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ được dựa trên các cơ sở của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?