Người chưa thành niên có được tự ý thuê nhà nghỉ không? Cha mẹ có đương nhiên là người đại diện của con là người chưa thành niên hay không?
Người chưa thành niên có được tự ý thuê nhà nghỉ không?
Theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của con bạn thuê nhà nghỉ được hiểu là việc tham gia giao dịch dân sự.
Như vậy, con bạn 16 tuổi nên khi thuê nhà nghỉ sẽ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Thuê nhà nghỉ (Hình từ Internet)
Cha mẹ có đương nhiên là người đại diện của con là người chưa thành niên hay không?
Căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đại diện như sau:
"Điều 134. Đại diện
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện."
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."
Như vậy, cha mẹ đương nhiên là người đại diện của con là người chưa thành niên.
Người chưa thành niên nơi cư trú được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 41 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 41. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định."
Theo đó, nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định như trên.
Khi nào người chưa thành niên cần người giám hộ?
Theo Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người giám hộ như sau:
"Điều 47. Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu."
Như vậy, người chưa thành niên cần người giám hộ trong những trường hợp nêu trên.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn//upload/bds/LBP/1311/198.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/dk-cu-tru-cho-nguoi-chua-thanh-nien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/TuanKiet/220813/nguoi-chua-tn.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TV/221110/tuoi-vi-thanh-nien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/02-01-2025/nguoi-chua-thanh-nien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/luat-tu-phap-nguoi-chua-thanh-nien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PTTQ/07102024/chua-du-18-tuoi-co-duoc-di-nha-nghi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NPDT/2807/mo-to.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BA/270424/tam-giu-nguoi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/bien-phap-thay-the.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PHT/nguoi-giam-ho.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 mới nhất? Căn cứ định giá dịch vụ khám chữa bệnh?
- Mẫu công văn xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng EC? Nguyên tắc cần tuân thủ khi ký kết hợp đồng EC?
- Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?
- Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu theo Quyết định 922 thuộc Bộ Nội vụ thực hiện ra sao?
- Mẫu danh sách, kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi cho CBCC cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2025?