Người chấp hành xong hình phạt tù có còn được tư vấn tâm lý nhằm bảo đảm việc tái hòa nhập cộng đồng hay không?
- Người chấp hành xong hình phạt tù có còn được tư vấn tâm lý nhằm bảo đảm việc tái hòa nhập cộng đồng hay không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm trợ giúp về tâm lý cho người đã chấp hành xong hình phạt tù?
- Người tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù có được nhà nước hỗ trợ gì không?
Người chấp hành xong hình phạt tù có còn được tư vấn tâm lý nhằm bảo đảm việc tái hòa nhập cộng đồng hay không?
Người đã chấp hành xong hình phạt tù sẽ không được thực hiện tư vấn tâm lý thay vào đó họ sẽ được trợ giúp về tâm lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ họ xây dựng niềm tin, nghị lực, ý chí phấn đấu tái hòa nhập cộng đồng, cụ thể được quy định tại Điều 10 Nghị định 49/2020/NĐ-CP như sau:
Trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý
1. Trợ giúp về tâm lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù xây dựng niềm tin, nghị lực, ý chí phấn đấu tái hòa nhập cộng đồng và phòng tránh các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật. Nội dung trợ giúp về tâm lý gồm: tư vấn xóa bỏ mặc cảm tự ti; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng; nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong các quan hệ xã hội. Trợ giúp về tâm lý được thực hiện ngay khi người chấp hành xong hình phạt tù trở về nơi cư trú, thông qua các hình thức sau:
a) Tổ chức tư vấn riêng, tư vấn nhóm;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu trên cơ sở nhu cầu cần được trợ giúp của người chấp hành xong hình phạt tù;
c) Thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt cộng đồng, diễn đàn với chủ đề về các nội dung người chấp hành xong hình phạt tù cần được trợ giúp;
d) Tư vấn thông qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử, email, điện thoại và các phương tiện thông tin, truyền thông khác.
2. Người chấp hành xong hình phạt tù được hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết khi là người tham gia tố tụng hình sự; là đương sự tham gia tố tụng dân sự, hành chính; khi thực hiện các giao kết hợp đồng dân sự; làm thủ tục đề nghị Tòa án ra quyết định xóa án tích, đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp và thực hiện các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó người đã chấp hành xong hình phạt tù có thể được trợ giúp về tâm lý theo các nội dung sau: tư vấn xóa bỏ mặc cảm tự ti; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng; nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong các quan hệ xã hội.
Người chấp hành xong hình phạt tù có còn được tư vấn tâm lý nhằm bảo đảm việc tái hòa nhập cộng đồng hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm trợ giúp về tâm lý cho người đã chấp hành xong hình phạt tù?
Tại Điều 22 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú tại địa phương.
2. Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tiếp nhận, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và vận động nhân dân trong khu vực dân cư phối hợp chặt chẽ với gia đình giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù.
3. Vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp nhận, giúp đỡ việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.
4. Trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; làm thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định xóa án tích trong trường hợp đặc biệt cho người chấp hành xong hình phạt tù đã có tiến bộ rõ rệt và đã lập công theo quy định của pháp luật; báo cáo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét rút ngắn thời gian thử thách; miễn chấp hành thời hạn còn lại của hình phạt bổ sung; miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự cho người chấp hành xong hình phạt tù khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; ưu tiên lựa chọn người chấp hành xong hình phạt tù tham gia chính sách việc làm công; áp dụng biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ đối với người chấp hành xong hình phạt tù là trẻ em khi trở về tái hòa nhập cộng đồng; thực hiện chính sách đối với người chấp hành xong hình phạt tù thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo đó thì việc trợ giúp về tâm lý cho người chấp hành xong hình phạt tù nhằm giúp họ tái hòa nhập cộng đồng là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp Xã.
Người tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù có được nhà nước hỗ trợ gì không?
Tại Điều 12 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có nêu như sau:
Các biện pháp hỗ trợ khác
1. Người chấp hành xong hình phạt tù được chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước; được hưởng các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khả năng quỹ đất ở địa phương và các nguồn tài nguyên khác để giúp các tổ chức, cá nhân trong hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.
Theo quy định trên thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước; được hưởng các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?