Người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để đào tạo nghề lên đến 100 triệu đồng đúng hay không?
Người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để đào tạo nghề lên đến 100 triệu đồng đúng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn với mức vay cụ thể như sau:
Mức vốn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Như vậy, theo quy định như trên, đối với vay vốn để đào tạo nghề thì mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.
Người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để đào tạo nghề lên đến 100 triệu đồng đúng hay không? (Hình từ Internet).
Thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù được tính như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg có quy định thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù như sau:
Thời hạn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
a) Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ;
b) Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận món vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khoá học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có);
c) Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định, như sau:
Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay.
Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, quyết định trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn để thỏa thuận với khách hàng vay vốn.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
Người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để đào tạo cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg có quy định người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn thì phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Có nhu cầu vay vốn.
- Có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm.
Ngoài ra, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn phải đáp ứng điều kiện bao gồm:
- Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận.
Cần lưu ý rằng: Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?