Người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không theo quy định có được giảm tiền vé máy bay không?
- Người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không theo quy định có được giảm tiền vé máy bay không?
- Nhân viên của các hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ người cao tuổi tham gia giao thông bằng đường hàng không?
- Doanh nghiệp cảng hàng không từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật thì có bị phạt không?
Người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không theo quy định có được giảm tiền vé máy bay không?
Việc hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 71/2011/TT-BGTVT như sau:
Quy định về hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng
...
3. Hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không
...
b) Tổ bay của các hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chu đáo, hỗ trợ người cao tuổi tiếp cận chỗ ngồi, sắp xếp hành lý cá nhân trên tàu bay.
c) Các doanh nghiệp nêu tại điểm a, b của khoản này phải xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi quy định, tài liệu hướng dẫn phục vụ hành khách hiện hành và triển khai các việc cần thiết khác phù hợp với từng cảng hàng không, sân bay nhằm thực hiện các quy định nêu tại khoản này.
d) Hành khách là người cao tuổi được giảm ít nhất 15% giá vé hạng phổ thông ít có điều kiện hạn chế nhất bán lại lãnh thổ Việt Nam trên các tuyến vận chuyển hàng không nội địa. Mức giảm giá vé cụ thể do các hãng hàng không căn cứ điều kiện thực tế xây dựng và công bố thực hiện.
4. Người cao tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt có người thân đi cùng thì người đi cùng được bố trí chỗ ngồi phù hợp để tiện chăm sóc.
5. Người cao tuổi đồng thời thuộc đối tượng được giảm giá vé, giá dịch vụ theo các chế độ khác nhau thì chỉ được hưởng một mức giảm giá vé cao nhất.
...
Như vậy, theo quy định, người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không được giảm ít nhất 15% giá vé hạng phổ thông ít có điều kiện hạn chế nhất bán lại lãnh thổ Việt Nam trên các tuyến vận chuyển hàng không nội địa.
Mức giảm giá vé cụ thể do các hãng hàng không căn cứ điều kiện thực tế xây dựng và công bố thực hiện.
Người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không theo quy định có được giảm tiền vé máy bay không? (Hình từ Internet)
Nhân viên của các hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ người cao tuổi tham gia giao thông bằng đường hàng không?
Việc hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 71/2011/TT-BGTVT như sau:
Quy định về hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng
...
3. Hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng đường hàng không
a) Nhân viên của các hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cảng hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không liên quan khác có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người cao tuổi trong dây chuyền phục vụ hành khách tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam, bao gồm: làm thủ tục vé, sắp xếp chỗ ngồi (check in), kiểm tra an ninh hàng không, chờ ở phòng chờ, lên tàu bay (boarding) và nhận hành lý ký gửi tại nơi đến.
b) Tổ bay của các hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chu đáo, hỗ trợ người cao tuổi tiếp cận chỗ ngồi, sắp xếp hành lý cá nhân trên tàu bay.
c) Các doanh nghiệp nêu tại điểm a, b của khoản này phải xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi quy định, tài liệu hướng dẫn phục vụ hành khách hiện hành và triển khai các việc cần thiết khác phù hợp với từng cảng hàng không, sân bay nhằm thực hiện các quy định nêu tại khoản này.
d) Hành khách là người cao tuổi được giảm ít nhất 15% giá vé hạng phổ thông ít có điều kiện hạn chế nhất bán lại lãnh thổ Việt Nam trên các tuyến vận chuyển hàng không nội địa. Mức giảm giá vé cụ thể do các hãng hàng không căn cứ điều kiện thực tế xây dựng và công bố thực hiện.
...
Như vậy, trong việc hỗ trợ người cao tuổi tham gia giao thông bằng đường hàng không thì nhân viên của các hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người cao tuổi trong dây chuyền phục vụ hành khách tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam, bao gồm:
- Làm thủ tục vé;
- Sắp xếp chỗ ngồi (check in);
- Kiểm tra an ninh hàng không;
- Chờ ở phòng chờ;
- Lên tàu bay (boarding) và nhận hành lý ký gửi tại nơi đến.
Doanh nghiệp cảng hàng không từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật thì có bị phạt không?
Việc xử lý vi phạm về tham gia giao thông dành cho người cao tuổi được quy định tại Điều 15 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi;
2. Người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà không giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổi;
3. Từ chối chuyên chở người khuyết tật hoặc từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng.
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp cảng hàng không từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?