Người cao tuổi gặp khó khăn, không người chăm sóc được hưởng trợ cấp xã hội là bao nhiêu? Những chế độ nào người cao tuổi thuộc hộ nghèo không người chăm sóc nuôi dưỡng được hưởng?

Tôi muốn biết người cao tuổi gặp khó khăn, không người chăm sóc được hưởng trợ cấp xã hội là bao nhiêu? Gần nhà tôi có một bà đã 70 tuổi nhưng không có chồng con, sống trong một túp lều được dựng tạm, mỗi ngày phải đi bán xôi sống qua ngày. Bà đã già và sức khỏe ngày càng yếu nhưng vẫn phải đi khắp các ngõ xóm để bán. Vậy trường hợp người cao tuổi gặp khó khăn, không người chăm sóc được hưởng trợ cấp xã hội là bao nhiêu? Những chế độ nào người cao tuổi không người chăm sóc nuôi dưỡng được hưởng?

Người cao tuổi gặp khó khăn, không người chăm sóc được hưởng trợ cấp xã hội là bao nhiêu?

Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

“5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.”

Bên cạnh đó, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

“1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

a) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:

- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;

- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.

b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:

- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.

d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:

Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.

đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:

- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;

- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;

- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.

e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

g) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.”

Như vậy, người cao tuổi gặp khó khăn (nếu thuộc diện hộ nghèo), không người chăm sóc được hưởng trợ cấp xã hội với hệ số 1,5 (đối với người từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi); hệ số 2,0 (đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên).

Người cao tuổi gặp khó khăn, không người chăm sóc được hưởng trợ cấp xã hội là bao nhiêu?

Người cao tuổi gặp khó khăn, không người chăm sóc được hưởng trợ cấp xã hội là bao nhiêu?

Những chế độ nào người cao tuổi thuộc hộ nghèo không người chăm sóc nuôi dưỡng được hưởng?

Theo khoản 2 Điều 18 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chế độ người cao tuổi được hưởng như sau:

“2. Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
c) Được hưởng bảo hiểm y tế;
d) Cấp thuốc chữa bệnh thông thường;
đ) Cấp dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
e) Mai táng khi chết.”

Như vậy, người cao tuổi thuộc hộ nghèo không người chăm sóc nuôi dưỡng được hưởng những chế độ sau: trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng; cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày; được hưởng bảo hiểm y tế; cấp thuốc chữa bệnh thông thường; cấp dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; mai táng khi chết.

Cơ sở chăm sóc người cao tuổi bao gồm những loại cơ sở nào?

Theo Điều 20 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về cơ sở chăm sóc người cao tuổi như sau:

"Điều 20. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi
1. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, tư vấn hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho người cao tuổi.
2. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi bao gồm:
a) Cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi;
c) Cơ sở chăm sóc người cao tuổi khác.
Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của các cơ sở chăm sóc người cao tuổi quy định tại khoản này.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi; đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc người cao tuổi công lập; hỗ trợ kinh phí cho cơ sở chăm sóc người cao tuổi ngoài công lập nuôi dưỡng người cao tuổi quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
4. Tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi bằng nguồn kinh phí của mình được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường."

Do đó, cơ sở chăm sóc người cao tuổi bao gồm: cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; cơ sở chăm sóc người cao tuổi khác.

Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về người cao tuổi phải thực hiện trên nguyên tắc gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện đối với người cao tuổi?
Pháp luật
Ngày 15/6 là Ngày Thế giới Phòng chống Lạm dụng Người cao tuổi đúng không? Người cao tuổi là người từ bao nhiêu tuổi trở lên?
Pháp luật
Ngày người cao tuổi Việt Nam 6/6/2024 rơi vào thứ mấy? Đối tượng nào được nhận hỗ trợ Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam?
Pháp luật
Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam có phải là ngày lễ lớn trong nước? Người cao tuổi có được tổ chức lễ mừng thọ vào ngày này không?
Pháp luật
Lễ mừng thượng thượng thọ là lễ mừng thọ tổ chức cho người cao tuổi đủ 100 tuổi đúng hay không?
Pháp luật
Người cao tuổi 80 tuổi có lương hưu có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?
Pháp luật
Người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng thì có thể được đến viện dưỡng lão để ở không?
Pháp luật
Việc tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi vào dịp Tết Nguyên đán do đơn vị nào chịu trách nhiệm thực hiện?
Pháp luật
Vào dịp Tết Nguyên đán, người cao tuổi có được Ủy ban nhân dân xã tổ chức chúc thọ, mừng thọ không?
Pháp luật
Dự trù kinh phí chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa phương là trách nhiệm của cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người cao tuổi
2,758 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người cao tuổi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào