Người cao tuổi bị bệnh không đến cơ sở khám bệnh có được ưu tiên thăm khám tại nhà hay không?
Người cao tuổi bị bệnh không đến cơ sở khám bệnh có được ưu tiên thăm khám tại nhà không?
Theo Điều 13 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú như sau:
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm sau đây:
+ Triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe;
+ Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi;
+ Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho người cao tuổi;
+ Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi.
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hỗ trợ việc đưa người bệnh quy định tại khoản này tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại nơi cư trú.
- Kinh phí để thực hiện các quy định tại điểm a, b và d khoản 1 và khoản 2 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Người cao tuổi bị bệnh không đến cơ sở khám bệnh có được ưu tiên thăm khám tại nhà hay không?
Trường hợp cá nhân được thuê chăm sóc người cao tuổi cần đảm bảo những điều kiện gì?
Theo Điều 1 Nghị định 06/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi như sau:
- Cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
+ Có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi.
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải đáp ứng quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Địa phương chi kinh phí để trạm y tế chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong những hoạt động nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú như sau:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú
Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã) có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, được ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí để chi cho các hoạt động sau:
a) Chi tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khoẻ; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe:
- Chi mua tài liệu, sách, báo liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Mức chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chi tổ chức các buổi tuyên truyền tại trạm y tế xã, tổ chức tuyên truyền lưu động đến các thôn, bản đối với xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo:
+ Bồi dưỡng báo cáo viên: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
+ Chi nước uống, hoa quả, bánh kẹo cho người tham dự. Mức chi theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;
+ Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài và các khoản chi cần thiết khác (nếu có). Mức chi theo thực tế phát sinh, phù hợp với dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
+ Truyền thông trên phương tiện truyền thanh của xã: 80.000 đồng/tin, bài từ 350 từ đến dưới 600 từ; 100.000 đồng/tin, bài từ 600 từ trở lên. Bồi dưỡng phát thanh viên 25.000 đồng/lần phát trực tiếp;
+ Chi công tác phí cho cán bộ trạm y tế xã đi tuyên truyền lưu động: thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;
b) Chi lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi
Chi văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, quản lý hồ sơ sức khỏe người cao tuổi. Mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Chi tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi
- Trạm y tế xã lập kế hoạch, phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi tại địa phương theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Kinh phí thực hiện các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi do ngân sách địa phương đảm bảo trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra sức khoẻ cho người cao tuổi theo phân cấp về chuyên môn y tế và phân cấp ngân sách của địa phương;
- Căn cứ vào hướng dẫn kiểm tra sức khỏe định kỳ của Bộ Y tế, mức thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành của địa phương và quy mô đợt kiểm tra sức khoẻ; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi lập danh sách người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ lập dự toán trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức triển khai thực hiện;
d) Trạm y tế xã cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú cho người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng và có trách nhiệm:
- Hỗ trợ chi phí đi lại từ trạm y tế xã đến nơi ở của người cao tuổi (đi và về) cho cán bộ y tế xã đến khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (ngoài tiền công tác phí theo quy định hiện hành). Mức hỗ trợ tối đa 5.000 đồng/km đối với vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tối đa 3.000 đồng/km đối với các vùng còn lại;
- Hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú cho người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng có hoàn cảnh khó khăn. Mức hỗ trợ tối đa bằng mức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến xã;
đ) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hỗ trợ chi phí đi lại cho cán bộ y tế và người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của trạm y tế xã. Mức hỗ trợ theo giá vé phương tiện vận tải hành khách công cộng hoặc giá thuê thực tế phương tiện vận chuyển (trường hợp không có phương tiện vận tải hành khách công cộng). Trường hợp gia đình người cao tuổi tự túc phương tiện vận chuyển, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?