Người cản trở hoạt động của mạng viễn thông làm đình trệ hoạt động của cơ quan tổ chức trong 02 ngày sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Người cản trở hoạt động của mạng viễn thông làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong 02 ngày sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Người cản trở hoạt động của mạng viễn thông làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong 02 ngày sau đó đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người cản trở hoạt động của mạng viễn thông làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong 02 ngày là người bị bệnh nặng có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Người cản trở hoạt động của mạng viễn thông làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong 02 ngày sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Theo điểm d khoản 1, khoản 4 Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử như sau:
Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
1. Người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều 289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
d) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ;
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động của mạng viễn thông thuộc trường hợp làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ (nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều 289 của Bộ luật này) thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mạng viễn thông (Hình từ Internet)
Người cản trở hoạt động của mạng viễn thông làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong 02 ngày sau đó đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a , điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
...
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
...
Theo đó, đầu thù có thể được Tòa án xem xét quyết định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không mặc nhiên được xem là tình tiết giảm nhẹ như các tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này.
Cho nên người cản trở hoạt động của mạng viễn thông làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong 02 ngày sau đó đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không còn tùy thuộc vào quyết định của Tòa án.
Người cản trở hoạt động của mạng viễn thông làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong 02 ngày là người bị bệnh nặng có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Như vậy, người cản trở hoạt động của mạng viễn thông làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức trong 02 ngày là người bị bệnh nặng có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù. Thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù là cho đến khi sức khỏe người này được hồi phục.
Lưu ý rằng trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?