Người cai nghiện bắt buộc có được đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng không?
Người cai nghiện bắt buộc có được đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng không?
Việc đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng được quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:
Tạm thời đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định theo Mẫu số 45 Phụ lục II Nghị định này và đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
Yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thể hiện bằng văn bản gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi cơ sở. Văn bản yêu cầu phải có các nội dung sau: họ tên người cai nghiện, lý do và thời gian đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở.
...
Theo quy định trên thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của chị thì chồng chị vẫn có thể được đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng trong vụ án có liên quan đến mình theo yêu cầu của Tòa án có thẩm quyền.
Người cai nghiện bắt buộc có được đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chịu trách nhiệm đưa người cai nghiện đi và đưa người cai nghiện trở lại cơ sở đúng thời hạn?
Cơ quan chịu trách nhiệm đưa người cai nghiện đi và đưa người cai nghiện trở lại cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:
Tạm thời đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
...
2. Cơ quan có yêu cầu đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu trách nhiệm đưa người cai nghiện đi và đưa người cai nghiện trở lại cơ sở đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm đình chỉ đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở. Khi giao, nhận người cai nghiện phải lập biên bản theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp cần gia hạn thì Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc về việc gia hạn.
Như vậy, theo quy định, cơ quan có yêu cầu đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ chịu trách nhiệm đưa người cai nghiện đi và đưa người cai nghiện trở lại cơ sở đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm đình chỉ đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở.
Người cai nghiện muốn được giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:
Đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc:
a) Giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở;
b) Giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, lập công, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên theo quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở.
2. Điều kiện tạm đình chỉ thi hành quyết định:
Người ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. Trường hợp người ốm nặng sau khi sức khỏe phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định còn từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành.
3. Điều kiện miễn chấp hành phần thời gian thi hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Người trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định nếu người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công;
b) Người mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài từ 06 tháng trở lên;
c) Phụ nữ mang thai;
...
Như vậy, theo quy định, người cai nghiện muốn được giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở thì được giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng (đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở);
(2) Có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên theo quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở thì được giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng (đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?