Người bỏ trốn khi đang bị áp giải là con của người có công với cách mạng thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người bỏ trốn khi đang bị áp giải sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Người bỏ trốn khi đang bị áp giải là con của người có công với cách mạng thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Đương nhiên được xóa án tích có được áp dụng đối với người phạm tội trốn khi đang bị áp giải sau khi chấp hành xong hình phạt không?
Người bỏ trốn khi đang bị áp giải sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Theo quy định tại Điều 386 Bộ luật Hình sự 2015 về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử như sau:
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.
Theo đó, người bỏ trốn khi đang bị áp giải có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu người này phạm tội có tổ chức hoặc dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Người bỏ trốn khi đang bị áp giải là con của người có công với cách mạng thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Người bỏ trốn khi đang bị áp giải là con của người có công với cách mạng thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
...
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
...
Theo đó, người trốn khi đang bị áp giải là con của người có công với cách mạng thì không được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Đương nhiên được xóa án tích có được áp dụng đối với người phạm tội trốn khi đang bị áp giải sau khi chấp hành xong hình phạt không?
Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 về đương nhiên xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
...
Như vậy, người phạm tội trốn khi đang bị áp giải sau khi chấp hành xong hình phạt và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm hoặc 03 năm (tùy theo mức phạt của người này) thì sẽ đương nhiên được xóa án tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?