Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không được đưa vào nơi tạm giữ những phương tiện, vật dụng nào?
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không được đưa vào nơi tạm giữ những phương tiện, vật dụng nào?
Nghĩa vụ của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ
1. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Được biết lý do bị tạm giữ, thời hạn bị tạm giữ, địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc bị tạm giữ;
c) Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thông báo quyết định tạm giữ cho gia đình, tổ chức (nơi làm việc, học tập) biết việc mình bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
d) Được bảo đảm chế độ ăn uống theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
đ) Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ;
c) Không được đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị điện tử có chức năng thu phát sóng, văn hóa phẩm độc hại, rượu, bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ.
Như vậy, theo quy định, người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không được đưa vào nơi tạm giữ:
- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ,
- Phương tiện, thiết bị điện tử có chức năng thu phát sóng,
- Văn hóa phẩm độc hại, rượu, bia,
- Các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ.
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không được đưa vào nơi tạm giữ những phương tiện, vật dụng nào? (Hình từ Internet)
Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải đảm bảo yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Nơi tạm giữ
1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Điều 22 Nghị định này chịu trách nhiệm về việc tổ chức, bố trí nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và chỉ đạo thiết kế, xây dựng nơi tạm giữ hành chính bảo đảm và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ.
Lưu ý: Trường hợp người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2.
Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính được lập thành bao nhiêu bản?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định thì quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ và phải ghi rõ các nội dung sau:
(1) Số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
(2) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định;
(3) Căn cứ ra quyết định tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do tạm giữ;
(4) Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người bị tạm giữ;
Họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ (nếu người bị tạm giữ là người chưa thành niên);
(5) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài);
(6) Thời hạn tạm giữ (tạm giữ trong thời gian bao lâu; bắt đầu từ thời điểm nào); nơi tạm giữ;
(7) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định tạm giữ và việc thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
(8) Chữ ký, dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.
Lưu ý: Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định tạm giữ phải chuyển ngay hồ sơ và người bị tạm giữ kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?