Người bị tạm giữ có phải là người bị buộc tội? Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?
Người bị tạm giữ có phải là người bị buộc tội? Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
b) Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
c) Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
d) Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
...
Như vậy, người bị tạm giữ được xác định là người bị buộc tội.
Đồng thời, tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về suy đoán vô tội như sau:
Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Như vậy, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Người bị tạm giữ có phải là người bị buộc tội? Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào? (hình từ internet)
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa cho mình không?
Căn cứ theo Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa cho mình hoặc nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Người bào chữa của người bị buộc tội có thể đồng thời là người làm chứng trong tố tụng hình sự?
Người làm chứng được quy định tại Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
Người làm chứng
1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
...
Như vậy, người bào chữa của người bị buộc tội không thể đồng thời là người làm chứng trong tố tụng hình sự.
Theo đó, tại khoản 3 và 4 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự như sau:
(1) Người làm chứng có quyền:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người làm chứng có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
- Có mấy hình thức thanh tra? Thanh tra đột xuất có phải công bố quyết định thanh tra hay không?
- Đã có kế hoạch sơ kết 1 năm thực hiện Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục TP HCM 2024?
- Bài tuyên truyền về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024? Bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?