Người bệnh sau khi phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền xong thì phải tiếp tục theo dõi như thế nào?
- Người bệnh sau khi phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền xong thì phải tiếp tục theo dõi như thế nào?
- Người bệnh sau khi phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền xong thì bị chảy máu thì giải quyết ra sao?
- Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền có cần gây mê hay không?
Người bệnh sau khi phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền xong thì phải tiếp tục theo dõi như thế nào?
Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT CHE PHỦ PHẦN MỀM CUÔNG MẠCH LIỀN
...
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Điều trị kháng sinh 5-7 ngày
- Thuốc chống phù nề, chống đông
- Ghép da mỏng lên vạt nếu vạt sống tốt ( thông thường sau 5-7 ngày)
- Rút dẫn lưu sau 48h, thay băng hàng ngày, phát hiện các biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn
...
Theo đó, có thể thấy rằng người bệnh sau khi phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền xong thì phải tiếp tục theo dõi như sau:
- Điều trị kháng sinh 5-7 ngày
- Thuốc chống phù nề, chống đông
- Ghép da mỏng lên vạt nếu vạt sống tốt ( thông thường sau 5-7 ngày)
- Rút dẫn lưu sau 48h, thay băng hàng ngày, phát hiện các biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Người bệnh sau khi phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền xong thì bị chảy máu thì giải quyết ra sao?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT CHE PHỦ PHẦN MỀM CUÔNG MẠCH LIỀN
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Cắt đứt cuống vạt → ngừng cuộc mổ thay bằng kỹ thuật khác ở cuộc mổ khác
- Chảy máu: Cần tìm nguyên nhân và xử trí theo nguyên nhân
- Theo dõi vạt; Nếu vạt có màu hồng tươi chứng tỏ vạt được tưới máu tốt, nếu vạt có màu tím, phù nề là có cản trở máu tĩnh mạch, có thể cắt bớt chỉ để giảm sức căng của vạt, nếu vạt nhợt màu, khô, chứng tỏ vạt được cấp máu kém, dễ hoại tử. Nếu vạt hoại tử cần cắt lọc làm sạch và chọn kỹ thuật khác cho phù hợp
Như vậy, người bệnh sau khi phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền xong thì bị chảy máu thì cần tìm nguyên nhân và xử trí theo nguyên nhân.
Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền có cần gây mê hay không?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch liền ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT CHE PHỦ PHẦN MỀM CUÔNG MẠCH LIỀN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Kiểm tra hồ sơ đã đúng và đầy đủ theo yêu cầu chưa?
- Kiểm tra người bệnh đã đúng và đã được chuẩn bị đúng yêu cầu chưa?
- Thực hiện kỹ thuật
1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống
2. Kỹ thuật bóc vạt:
- Thiết kế vạt:
● Đánh dấu vị trí lấy vạt
● Vẽ đảo da và trục của vạt da,
● Cuống vạt là tổ chức cân mỡ chứa thần kinh và mạch máu
● Chiều dài của vạt da đo từ điểm xoay đến bờ xa nhất của tổn khuyết
● Chiều dài của cuống vạt: Đo từ điểm xoay tới bờ gần nhất của tổn khuyết.
● Tư thế người bệnh
● Garo 1/3 G đùi (hoặc không).
- Thì 1: Xử trí thương tổn
● Cắt lọc mép tổn thương, cắt lọc tổ chức hoại tử từ nông vào sâu đảm bảo không còn tổ chức hoại tử.
● Tưới rửa nhiều lần bằng ôxy già, nước muối, Betadin.
● Đục bạt bề mặt xương lộ nếu bị viêm.
● Cầm máu kỹ tổn thương.
● Kiểm tra lại vạt đã thiết kế xem có phù hợp với thương tổn vừa cắt lọc không. Đắp gạc ẩm vào vùng thương tổn để chuyển sang thì bóc vạt.
- Thì 2: Bóc vạt
● Phẫu tích tìm TM và TK
● Rạch da xung quanh đảo da đến hết lớp cân để lại phần nối với cuống vạt. Khâu cố định lớp cân với lớp da xung quanh đảo da để không làm bóc tách giữa chúng gây tổn thương các mạch máu từ lớp cân lên nuôi da.
● Phẫu tích cuống vạt
● Nâng vạt từ trên xuống dưới với một đảo da cân và cuống vạt thì chỉ có lớp mỡ dưới da và cân.
● Tháo garo kiểm tra tình trạng tưới máu của vạt, cầm máu kỹ, lựa chọn góc xoay vạt để không làm xoắn vặn cuống vạt.
● Tạo đường hầm hoặc rạch da để đưa vạt đến che phủ vùng khuyết hổng.
● Khâu cố định vạt vào vùng khuyết hổng, đặt dẫn lưu dưới vạt (hoặc không).
● Khâu 2 mép da dày nơi lấy cuống vạt
● Khâu khép bớt nơi cho vạt, vá da mỏng hoặc ghép da Wolf- Krause nơi cho vạt.
● Băng ép nhẹ nhàng, để hở một phần vạt da để theo dõi sát tình trạng tưới máu của vạt, kịp thời phát hiện tình trạng chèn ép cuống vạt để xử trí.
● Đặt nẹp bột
Như vậy, thì trước khi phẫu thuật thì có thể gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống tùy theo tình hình mà bác sĩ thực hiện có quyết định phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?