Người bệnh chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh bị chảy máu vết mổ thì xử lý như thế nào? Chống chỉ định chỉnh hình này trong trường hợp nào?
Người bệnh chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh bị chảy máu vết mổ thì xử lý như thế nào?
Chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VII Quy trình kỹ thuật chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
CHỈNH HÌNH TẬT DÍNH QUAY TRỤ TRÊN BẨM SINH
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu vết mổ: băng ép cầm máu hoặc mổ cầm máu.
- Nhiễm trùng: cắt chỉ tách vết mổ, thay băng hàng ngày, thay kháng sinh, cấy dịch làm kháng sinh đồ, bù dịch điện giải cho người bệnh.
...
Như vậy, có thể thấy người bệnh chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh bị chảy máu vết mổ thì sẽ băng ép cầm máu hoặc mổ cầm máu.
Chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh (Hình từ Internet)
Chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh chống chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
CHỈNH HÌNH TẬT DÍNH QUAY TRỤ TRÊN BẨM SINH
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Dị tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh một bên hoặc hai bên gây sấp cẳng tay quá mức (trên 45 độ) làm ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt.
- Có 2 dạng dính:
- Dính hoàn toàn khớp quay trụ trên, không có chỏm và cổ xương quay.
- Dính một phần cổ xương quay kèm trật chỏm xương quay.
- Khám lâm sàng thấy cẳng tay ở tư thế sấp, có khi sấp nhiều bị cứng hoàn toàn, mất sấp ngửa cẳng tay. Khi làm động tác, nhờ có sự bù trừ của cử động xương bả, lồng ngực và cử động rộng rãi của vai. Khả năng bù trừ là tốt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Thiểu năng trí tuệ.
- Đa dị tật.
...
Theo đó, ở điều kiện thuận lời thì người bệnh sẽ được thực hiện chỉnh hình nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Dị tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh một bên hoặc hai bên gây sấp cẳng tay quá mức (trên 45 độ) làm ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt.
- Có 2 dạng dính:
- Dính hoàn toàn khớp quay trụ trên, không có chỏm và cổ xương quay.
- Dính một phần cổ xương quay kèm trật chỏm xương quay.
- Khám lâm sàng thấy cẳng tay ở tư thế sấp, có khi sấp nhiều bị cứng hoàn toàn, mất sấp ngửa cẳng tay. Khi làm động tác, nhờ có sự bù trừ của cử động xương bả, lồng ngực và cử động rộng rãi của vai. Khả năng bù trừ là tốt.
Ngược lại người bệnh có thể sẽ không được chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh nếu thuộc trường hợp sau:
- Thiểu năng trí tuệ.
- Đa dị tật.
Bước tiến hành chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh sẽ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
CHỈNH HÌNH TẬT DÍNH QUAY TRỤ TRÊN BẨM SINH
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh:
- Phát hiện thêm những dị tật khác: về xương khớp, tim mạch, tiêu hóa,…
- Giải thích cho gia đình người bệnh.
2. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
- Người phụ.
- Kíp gây mê.
3. Phương tiện, thiết bị:
- Bộ mổ phẫu thuật chi trên.
- Kim hoặc nẹp vít.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Thường không cần điều trị nếu chỉ bị một bên, bị biến dạng nhẹ và không bị mất cơ năng nhiều.
- Nếu bị nặng, cẳng tay bị sấp nhiều, bị tật cả hai bên thì mổ. Cắt đoạn rộng tháo rời chỗ dính xương, làm tách màng lên cốt và làm lỏng khớp quay trụ dưới. Cắt đoạn đầu dưới xương trụ, không cho dính lại xương.
- Nếu bị sấp cẳng tay trên 45 độ, dù bị một bên hay hai bên, chỉ định đục xương xoay trục, găm kim hoặc làm nẹp vít đầu trên xương trụ.
- Nếu bị cẳng tay phải, để cẳng tay sấp 20 độ.
- Nếu bị cẳng tay trái, để cẳng tay 0 độ.
Theo đó, tiến hành chỉnh hình tật dính quay trụ trên bẩm sinh sẽ thực hiện theo các bước như sau:
- Thường không cần điều trị nếu chỉ bị một bên, bị biến dạng nhẹ và không bị mất cơ năng nhiều.
- Nếu bị nặng, cẳng tay bị sấp nhiều, bị tật cả hai bên thì mổ. Cắt đoạn rộng tháo rời chỗ dính xương, làm tách màng lên cốt và làm lỏng khớp quay trụ dưới. Cắt đoạn đầu dưới xương trụ, không cho dính lại xương.
- Nếu bị sấp cẳng tay trên 45 độ, dù bị một bên hay hai bên, chỉ định đục xương xoay trục, găm kim hoặc làm nẹp vít đầu trên xương trụ.
- Nếu bị cẳng tay phải, để cẳng tay sấp 20 độ.
- Nếu bị cẳng tay trái, để cẳng tay 0 độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?